Người Nga dần thích nghi cuộc sống áp lực do lệnh trừng phạt của phương Tây

08:16 | 19/02/2023

343 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau gần một năm hứng chịu làn sóng trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây do cuộc xung đột Ukraine, người dân Nga đang dần thích ứng với những áp lực chưa từng có này.
Nga tung biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương TâyNga tung biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây
Tổng thống Putin thừa nhận Nga chịu áp lực vì Tổng thống Putin thừa nhận Nga chịu áp lực vì "lệnh trừng phạt bất tận"
Người Nga dần thích nghi cuộc sống áp lực do lệnh trừng phạt của phương Tây - 1
Một trung tâm thương mại trống trơn với tấm quảng cáo cho thuê ở Moscow, Nga (Ảnh: EPA-EFE).

Khi ông Vladimir Stetsenko rao bán căn hộ mới cải tạo vào tháng 10/2022, ông nghĩ rằng quảng cáo này sẽ thu hút người mua. Nhưng ông đã nhầm.

"Không có một cuộc điện thoại nào trong suốt 2-3 tuần qua", ông Stetsenk, 61 tuổi, người đã sống ở Cộng hòa Czech trong 2 năm qua nói.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể là do căn hộ được ông niêm yết vào thời điểm không lâu sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, làm bùng nổ làn sóng trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với Moscow và cả mối lo bất ổn kinh tế.

Tồi tệ hơn nữa, nó được rao bán ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh động viên hàng trăm nghìn quân dự bị tham gia cuộc chiến, thúc đẩy làn sóng bán nhà của những người Nga di cư ra nước ngoài, tạo ra nguồn cung bất động sản khổng lồ.

Ông Stetsenko, người ban đầu không có kế hoạch sinh sống ở Nga, đã phải giảm khoảng 20% so với giá chào bán ban đầu, và sau đó có 3 người đến xem căn hộ.

Đến tháng 12/2022, ông bán căn hộ với giá tương đương 200.000 euro bằng số tiền bỏ ra mua 10 năm trước. "Việc bán căn hộ này khiến tôi rất căng thẳng", ông thừa nhận.

Nhưng ông không phải là người duy nhất gặp phải tình cảnh như vậy tại Nga. Tổng thống Putin khẳng định Nga đang vượt qua vòng vây các lệnh trừng phạt. Nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế cũng cho thấy sự thích ứng của người Nga.

Một thương hiệu nội địa đã thay thế McDonald's sau khi nhãn hàng nổi tiếng của Mỹ đóng cửa rút khỏi thị trường Nga. Các siêu thị cũng bày bán đồ uống do Nga sản xuất để thay thế các thương hiệu nước ngoài như Coca-Cola.

Nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) đã giảm nhưng thương mại của Trung Quốc với Nga đã đạt mức kỷ lục 190 tỷ USD vào năm ngoái, theo dữ liệu hải quan Bắc Kinh.

Trong một tín hiệu tích cực khác cho người dân Nga, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng trước đã cải thiện dự báo về nền kinh tế nước này, ở mức tăng trưởng 0,3% trong năm nay, tăng từ mức ước tính giảm 2,3%.

Các nhà phân tích bất động sản cho biết, thị trường nhà ở đang biến động mạnh do người Nga lo lắng trước các lệnh trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây.

Đầu tiên, giá cả tăng đột biến ở Moscow khi các chủ nhà tìm cách đảm bảo dòng tiền tiết kiệm của họ. Sau đó, giá bắt đầu giảm xuống khi hàng chục nghìn người Nga di cư ra nước ngoài.

Ông Vadim Orekhov, đồng sáng lập Rio Lux, một công ty bất động sản ở Moscow, cho biết: "Có rất nhiều nguồn cung. Điều này dẫn tới cạnh tranh mạnh giữa những người bán".

Trong khi đó, theo nhân viên bất động sản Anastasia Chichikina, giá nhà ở Moscow với hơn 12 triệu dân đạt đỉnh hồi tháng 3 và tháng 4/2022. "Sau đó, giá cả bắt đầu suy giảm dần". Cô cho biết, giá căn hộ ở Moscow mùa xuân năm ngoái đã giảm từ 270.000 ruble (3.640 USD)/m2 xuống 251.000 ruble.

Ông Oleg Repchenko, người đứng đầu công ty phân tích các chỉ số thị trường bất động sản, nhận thấy sự tương đồng với giai đoạn 2014-2015 khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt Nga vì sáp nhập bán đảo Crimea.

"Vào thời điểm đó, sau một thời gian ngắn đạt đỉnh và tăng giá đột biến, giá nhà ở bắt đầu giảm", ông nói.

Không có triển vọng?

Trong khi các nhà chức trách Nga khẳng định, nền kinh tế đã dần thích nghi tốt hơn với lệnh trừng phạt, các nhà kinh tế lại tỏ ra kém lạc quan hơn nhiều.

Người Nga dần thích nghi cuộc sống áp lực do lệnh trừng phạt của phương Tây - 2
Một người đàn ông đi ngang qua biển quảng cáo cho thuê cửa hàng ở Moscow, Nga hôm 10/2 (Ảnh: AFP).

Họ nói rằng, nhiều vấn đề đang gia tăng khi phương Tây đang chuẩn bị áp vòng trừng phạt thứ 10 lên Nga.

Hàng trăm công ty nước ngoài đã rời đi, khiến các trung tâm mua sắm trống rỗng, trong khi lạm phát ở mức khoảng 12% đã làm suy yếu sức mua của người dân Nga.

Nguồn thu du lịch nước ngoài cũng đã sụp đổ và các vấn đề về nguồn cung đang ảnh hưởng đến hàng loạt ngành công nghiệp, trong đó có sản xuất ôtô.

Trong một báo cáo phân tích gần đây, một số nhà quan sát kinh tế Nga nhận định doanh thu năng lượng cao bất thường đã giúp giảm bớt tác động từ lệnh trừng phạt trong năm 2022.

Nhưng năm 2023 sẽ khó khăn hơn, khi ngân sách bị thu hẹp do nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng giảm mạnh do các lệnh trừng phạt, áp trần giá từ phương Tây.

Theo Dân trí