Ngành Ngân hàng tăng cường nội lực để hội nhập quốc tế

08:09 | 22/06/2015

1,144 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Câu chuyện ngành Ngân hàng sẽ hoạt động ra sao trong bối cảnh mở cửa thị trường hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế vẫn đang nóng từng ngày. Đặc biệt, khi mà một số hiệp định thương mại quan trọng đang đến gần, trong đó có AEC, TPP, FTA Việt Nam – EU thì ngành Ngân hàng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ.

Áp lực cạnh tranh không hề nhỏ

Sau khi gia nhập WTO từ 2006 đến nay, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thị trường chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng đã và đang trở thành thị trường tiềm năng cho quá trình hội nhập quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, mặc dù chịu áp lực cạnh tranh từ các Định chế tài chính nước ngoài nhưng đây cũng là động lực giúp ngành Ngân hàng có những bước chuyển mình để nâng cao năng lực, trình độ và khả năng thích nghi trong giai đoạn mới.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành trong năm 2015 theo như cam kết của lãnh đạo các nước ASEAN. Như vậy, cuối năm 2015 và đầu năm 2016 các nước ASEAN sẽ mở cửa cho ngành Ngân hàng và theo lộ trình cam kết đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ mở cửa toàn bộ ngành Ngân hàng cho các nước ASEAN.

Thời gian chuẩn bị trước khi mở cửa hoàn toàn không còn nhiều, theo các chuyên gia, trước áp lực cạnh tranh gay gắt trong 5 năm nữa như vậy, việc đầu tiên của các ngân hàng nội là phải xem xét lại chiến lược kinh doanh, phát huy lợi thế của mình trong mảng bán lẻ hay bán buôn. Từ đó, các ngân hàng nội đánh giá lại năng lực của mình và so sánh với ngân hàng khác trong khu vực, khi đó mới tìm ra miếng ghép năng lực hay là khoảng trống năng lực so với các ngân hàng khác và phải có kế hoạch rất quyết liệt để lấp khoảng trống đó.

Thị trường tài chính Việt Nam hiện đang là đính nhắm tới của nhiều ngân hàng ngoại trong khu vực. Gần đây nhất, Ngân hàng Kasikorn (Thái Lan) vừa khai trương 2 văn phòng đại diện ở  Hà Nội và TP. HCM. Trước đó, Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia tại Việt Nam cũng đã hoàn thiện các thủ tục để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 6 hoạt động tại Việt Nam sau các ngân hàng HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam và Hong Leong Bank. Ngoài ra, ngân hàng DBS của Singapore và Maybank của Malaysia cũng đã mở thêm chi nhánh tại Việt Nam, còn Ngân hàng UOB (Singapore) cũng đang xin nâng cấp hoạt động từ mô hình chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Các ngân hàng ở các nước ASEAN đã xuất hiện ngày càng nhiều cũng như mở thêm nhiều chi nhánh tại Việt Nam cho thấy các tổ chức tín dụng trong khu vực đã chuẩn bị mọi điều kiện để sẵn sàng đón cơ hội từ sự kiện AEC.

Ngành Ngân hàng tăng cường nội lực để hội nhập quốc tế

Tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ bắt buộc

Một trong những điểm yếu lớn của các ngân hàng nội là vốn chủ còn thấp. Chính vì thế, trước áp lực hội nhập và cơ hội mở rộng thị trường ra bên ngoài, các ngân hàng nội đã nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu của mình, tăng quy mô lớn hơn để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại. Dù rằng thời gian qua cách thức tăng vốn của các ngân hàng nội không giống nhau nhưng mục đích đều nhắm tới mở rộng quy mô và tăng năng lực cạnh tranh trong thời cuộc mới.  Đó là VietinBank đã có vốn điều lệ mới hơn 40.200 tỷ đồng sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đang có vốn điều lệ hơn 31.481 tỷ đồng, trong đó có gần 3.400 tỷ đồng đến từ Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sau khi sáp nhập. Sacombank hiện đang có kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ trong năm nay, từ mức hơn 12.425tỷ đồng lên gần 14.853 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng đã xin ý kiến cổ đông để tăng vốn điều lệ từ 11.594 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng trong năm nay.

Các ngân hàng nhỏ hơn cũng nỗ lực gọi vốn từ các cổ đông hiện hữu. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tăng vốn từ 12.294 tỷ đồng lên 14.294 tỷ đồng từ 27/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 8.865 tỷ đồng lên mức 10.486 tỷ đồng trong năm 2015. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, từ nguồn lợi nhuận để lại và trình Ngân hàng Nhà nước phương án chào bán cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài để thực hiện kế hoạch tăng vốn tự có với mục tiêu sẽ đạt 15.000 tỷ cuối năm 2015.

Như vậy, qua việc ồ ạt tăng vốn thời gian qua có thể thấy các ngân hàng không còn cách nào khác là phải tăng vốn để nâng cao năng lực, mở rộng mạng lưới và đầu tư vào các kênh sinh lời khác để cạnh tranh với các đối thủ. Hơn nữa, ngoài cạnh tranh với các ngân hàng ngoại, các ngân hàng nội còn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại bởi theo kế hoạch tái cơ cấu hệ thống của NHNN, đến năm 2017 sẽ hình thành được vài ngân hàng có quy mô tầm khu vực và rút gọn hệ thống xuống còn khoảng 15 ngân hàng, từ mức 34 ngân hàng hiện nay.

Hợp tác chiến lược để đi tắt đón đầu

Bên cạnh việc tăng vốn, các ngân hàng cũng chủ động tìm đối tác chiến lược, hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, ngân hàng dự kiến tiếp tục thực hiện phương án tăng vốn bằng cách chào bán cho cổ đông chiến lược tối đa đến 30% vốn điều lệ của ngân hàng (tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng).

Còn theo thông tin từ BIDV, ngân hàng này hiện đang trong quá trình thương lượng với 2 đối tác tiềm năng và nhiều khả năng sẽ kết thúc đàm phán vào quý III/2015. Theo đó, ngân hàng dự kiến sẽ bán 15% vốn cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và 10% vốn cổ phần cho nhà đầu tư tài chính.

Các ngân hàng lớn khác như VCB cũng đã có đối tác chiến lược là Ngân hàng Nhật – Mizuho với tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ, Vietinbank cũng hợp tác với nhiều đối tác trong đó có những ĐCTC lớn như Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ cấp vốn Ngân hàng IFC, Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU). Với việc hợp tác này, BTMU sẽ cùng VietinBank nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại, từ đó góp phần tạo thế mạnh về năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu rộng của VietinBank ra thị trường thế giới.

Các ngân hàng nhỏ hơn đa số cũng đã có cho mình đối tác chiến lược, hoặc tổ chức nước ngoài, hoặc là các tập đoàn kinh tế trong nước. SHB công bố một loạt các đối tác chiến lược trong nước là các Tổng công ty/tập đoàn lớn như EVN, Tập đoàn công nghiệp cao su, Tập đoàn Than-Khoáng sản,…

Đổi mới Công nghệ, Quản trị là yếu tố then chốt

Với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng như hiện nay, công nghệ ngân hàng sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng.

Nhấn mạnh về yếu tố công nghệ trong ngành Ngân hàng, ông Keith Pogson – Lãnh đạo cấp cao của hãng kiểm toán EY cảnh báo: "Đã tới lúc các ngân hàng Việt Nam thay đổi nhận thức và cần đầu tư mạnh hơn vào công nghệ, vào giá trị cốt lõi. Bởi về lâu dài thị trường cần có những ngân hàng có mạng lưới thanh toán lớn, phục vụ mục tiêu bán lẻ tốt"

Ông Keith cho rằng, ngoài tỷ trọng vốn, thì công nghệ đang là yếu tố giúp một ngân hàng nắm 50% phần thắng trong tay. Bởi đơn giản, ngân hàng có quy mô lớn có khả năng đáp ứng chi phí ngày càng cao của công nghệ, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có giá trị gia tăng, thu hút tiền gửi trong dân cư, tích lũy vốn dành cho các dự án lớn… Về điểm này lãnh đạo EY nhấn mạnh, các ngân hàng nội vẫn còn “chủ quan” và chưa chú trọng đầu tư để đủ sức cạnh tranh với những ngân hàng “lão làng” khác.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các NH nội thực hiện rà soát năng lực quản trị công nghệ so với tiêu chuẩn Basel II thông qua Công cụ chẩn đoán khoảng cách dữ liệu – Data Gap. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì hầu hết các ngân hàng nội mới đáp ứng khoảng 40-60% yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II. Điều đó cho thấy, để tiếp cận với tiêu chuẩn chung của thế giới, các ngân hàng nội sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới.

Hiện các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động trong môi trường vĩ mô khá thuận lợi với các chính sách ưu tiên ổn định vĩ mô của Chính phủ, lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế được duy tri ổn định ở mức khá 5%-6%/năm, tăng trưởng tín dụng khoảng 12%/năm, mặt bằng lãi suất ổn định trong chiều hướng hạ dần theo đà giảm lạm phát.

Sức khỏe của hệ thống ngân hàng nhìn chung cũng đang trên đà được cải thiện, với những nỗ lực của NHNN thúc đẩy việc tái cơ cấu mỗi ngân hàng yếu kém và trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, cũng như trong việc cải thiện thanh khoản, và nâng cao chất lượng tài sản chủ yếu nhờ giảm tỷ lệ nợ xấu (chủ yếu thông qua VAMC). Tính ổn định của hệ thống còn được cải thiện nhờ chính sách tiền tệ và tín dụng thận trọng hơn, buộc các ngân hàng chuyển hướng sang các lĩnh vực có thu nhập khác mà không cần phải dựa quá mức vào đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận như trước đây.

Vì vậy, để duy trì “sức khỏe” mỗi ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị là yêu cầu sống còn quyết định sự phát triển của mỗi ngân hàng. Sau quá trình phát triển nóng của ngành Ngân hàng giai đoạn những năm 2000, bài học lớn rút ra là năng lực quản trị không theo kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng, dẫn tới nguy cơ đổ vỡ tại một số ngân hàng nhỏ, đe dọa sự bền vững của toàn hệ thống. Chẳng hạn như đối với các ngân hàng nông thôn, ban đầu vốn điều lệ chỉ khoảng 5 -10 tỷ đồng, sau khi được chuyển đổi thành NHTMCP thì tìm mọi cách tăng vốn lên từ 1.000-3.000 tỷ đồng trong khi năng lực quản trị chưa kịp thay đổi. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro mà phải mất nhiều thời gian, công sức với ngăn chặn và quản trị được.

Hiện tại, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN, đặc biệt Lào, Campuchia, Myanmar... Đầu tư ra nước ngoài không dễ dàng, nhưng các ngân hàng này đã hoạt động có hiệu quả. Các ngân hàng, trong đó có BIDV, SHB đang làm ăn tốt tại Lào, Campuchia... với lợi nhuận hấp dẫn hơn ở Việt Nam: ROE đạt tới hơn 10%, con số này không dễ đạt được ở Việt Nam. Chưa kể, khi đầu tư sang Lào, Campuchia và sắp tới là Myanmar, lợi ích mà Việt Nam đạt được không chỉ thuần túy là kinh tế, mà còn là chính trị.

Trong xu hướng hội nhập, các ngân hàng Việt Nam phải có được quy mô lớn hơn nữa mới cạnh tranh được với ngân hàng ngoại. Bởi đơn giản, khi lớn mạnh mới đủ sức đầu tư nhiều vào công nghệ, sản phẩm... để mở rộng hoạt động qua biên giới. Chính vì vậy, những động thái và quyết tâm của NHNN trong hợp nhất, sáp nhập vừa rồi để tạo nhiều ngân hàng lớn, khỏe mạnh hơn là hoàn toàn đúng đắn.

Thành Trung

(Năng lượng Mới)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,450 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,350 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 01/05/2024 22:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,135 16,155 16,755
CAD 18,108 18,118 18,818
CHF 27,056 27,076 28,026
CNY - 3,429 3,569
DKK - 3,541 3,711
EUR #26,221 26,431 27,721
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,109 3,119 3,314
JPY 156.59 156.74 166.29
KRW 16.11 16.31 20.11
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,209 2,329
NZD 14,698 14,708 15,288
SEK - 2,234 2,369
SGD 18,022 18,032 18,832
THB 629.29 669.29 697.29
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 01/05/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 01/05/2024 22:00