Ngân hàng - Fintech: Hệ sinh thái đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng

05:00 | 09/11/2018

721 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cạnh tranh giữa Ngân hàng và các công ty Fintech luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phân tích, tư vấn cũng như chính những người trong cuộc. Tuy nhiên, từ trong sự cạnh tranh ấy đã nảy sinh những nhu cầu kết hợp hoàn hảo của 2 lĩnh vực mang lại lợi ích to lớn cho các khách hàng.  

Từ sự thôi thúc gắn kết để phát triển

Fintech là từ không còn xa lạ với những ai theo dõi sát ngành tài chính trong mấy năm trở lại đây. Fintech là viết tắt của từ Financial Technology, có nghĩa là “Công nghệ tài chính”. Ở phương diện đầy đủ hơn, Fintech được hiểu là những sáng tạo và công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ tài chính thay thế cho phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống.

Fintech được coi là xu hướng giao dịch ngân hàng tương lai. Hoạt động đầu tư, hợp tác với các nhà cung cấp Fintech được các Ngân hàng trên thế giới thúc đẩy mạnh mẽ thời gian vừa qua, và đã thành xu hướng diễn ra tại Việt Nam. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán điện tử nói riêng đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày.

ngan hang fintech he sinh thai dap ung toi da nhu cau khach hang
Phương thức thanh toán dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động đang trở thành xu thế

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt với sự phát triển của loại hình thanh toán phi tiếp xúc. Đây là nhân tố làm thay đổi hoạt động thanh toán của cư dân và hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng. Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, nâng cấp hạ tầng, cung ứng dịch và ra đời nhiều sản phẩm mới hấp dẫn.

Ngân hàng có thế về uy tín, nền khách hàng lớn, kinh nghiệm quản trị và tuân thủ tốt quy định. Trong khi đó, các công ty Fintech có lợi thế nắm bắt nhanh các cơ hội ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính; linh hoạt và đổi mới sáng tạo trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng song lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính, ngân hàng. Tùy theo mức độ cho phép của pháp luật đối với sự tham gia của Fintech vào lĩnh vực ngân hàng mà các công ty Fintech có thể là đối thủ hoặc là đối tác hợp tác với các ngân hàng.

Tại Việt Nam, Fintech được xác định không phải là đối thủ mà là đối tác của ngân hàng. Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, Trưởng Ban chỉ đạo về lĩnh vực Công nghệ tài chính của Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại Lễ ra mắt chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (Fintech Challenge Vietnam – FCV) lần thứ nhất diễn ra chiều 28/11/2017 cho biết: Họ sẽ là cánh tay nối dài để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho những người ít có điều kiện tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng…

Đánh giá về triển vọng của Fintech tại Việt Nam, đại diện Solidiance cho biết, Việt Nam sẽ nổi lên như người dẫn đầu trong khu vực về phát triển giải pháp đổi mới Fintech nhờ lượng dân số trẻ đông đảo, luôn cởi mở với công nghệ, nếu các ngân hàng không biết tận dụng Fintech như là “lối thoát hiểm” thì sẽ không được hưởng giá trị gia tăng.

Đến hệ sinh thái Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam

Trên thực tế tại Việt Nam, nhiều ngân hàng đã bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp Fintech để cung ứng một hoặc một số dịch vụ tiện ích, làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng.

Theo Lãnh đạo Vụ Thanh toán (NHNN), hiện có khoảng 80 công ty Fintech đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau của Fintech. Tổng giá trị các thương vụ đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty Fintech tại Việt Nam trong 2 năm 2016-2017 đạt khoảng 129 triệu USD. Tính hết năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt mức 4,4 tỷ USD (theo số liệu từ báo cáo của công ty tư vấn Solidiance).

ngan hang fintech he sinh thai dap ung toi da nhu cau khach hang
BIDV là một trong những Ngân hàng tiên phong trong ứng dụng Công nghệ vào hoạt động thanh toán

Một trong những minh chứng cho sự thành công của việc vận dụng hệ sinh thái Ngân hàng - Fintech ở Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Xu hướng hợp tác với các công ty Fintech và trung gian thanh toán đã giúp cho khách hàng của BIDV tiếp cận với các dịch vụ tài chính đa dạng, phong phú. BIDV đã hoàn thành kết nối thanh toán với các thương hiệu Fintech phổ biến trên thị trường như Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC pay, Payoo, Baokim, Vimo, Onepay, Wepay, Ngân lượng, Vnpay, Samsungpay, Truemoney, Viettel, Vinatti…

Với sự hợp tác của các công ty Fintech và các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, hiện nay khách hàng của BIDV đã có thể thanh toán hơn 300 loại dịch vụ trong các lĩnh vực: Giáo dục, Viễn thông, Giao thông, Điện, Nước, Bảo hiểm, Chứng khoán, Tài chính tiêu dùng, Truyền hình, Giải trí, Mua sắm trực tuyến, Đấu thầu… Trong 9 tháng đầu năm 2018 gần 80% số lượng các giao dịch thanh toán nói trên được thực hiện qua kênh ngân hàng điện tử đã mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng.

BIDV đã kết hợp với các công ty Fintech nhằm tạo ra hệ sinh thái đáp ứng tối đa các nhu cầu thanh toán của khách hàng, không chỉ trong phạm vi các giao dịch ngân hàng truyền thống mà còn đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thanh toán hàng ngày của khách hàng. Dịch vụ thanh toán đã xuất hiện tại nơi khách hàng chi tiêu và vào lúc khách hàng cần. Ngoài giải pháp thanh toán hàng hóa bằng thẻ truyền thống, ngày nay khách hàng còn có thể thanh toán trực tuyến ngay trên website của đơn vị bán hàng cũng như thanh toán bằng mobile tại các điểm bán hàng vật lý bằng các giải pháp như QR code, Samsungpay, ví điện tử.

Trong ý tưởng xây dựng hệ sinh thái, thông qua ứng dụng BIDV SmartBanking, BIDV đã mang đến cho khách hàng của mình các sản phẩm dịch vụ phi ngân hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng như: Đặt vé máy bay; Mua vé xem phim trực tuyến; chọn vị trí ngồi trong rạp; Đặt phòng khách sạn; Mua sắm online; Theo dõi danh mục đầu tư chứng khoán… Ứng dụng có rất nhiều tính năng hấp dẫn người dùng như: Chuyển tiền qua số điện thoại, tính năng Trợ lý ảo (cho phép khách hàng thực hiện các loại giao dịch bằng giọng nói; Có chức năng trò chuyện trên Smartbanking cho cộng đồng người dùng; Hỗ trợ tin nhắn đa phương tiện qua internet, Thanh toán hóa đơn qua mã QR giúp khách hàng có thể trải nghiệm các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Từ nay đến cuối năm 2018, một số tính năng mới khác sẽ tiếp tục được BIDV ứng dụng ngay trên kênh Smart Banking như: Trả nợ vay, quản lý tài chính cá nhân, nhận tiền Western Union, tích lũy điểm thưởng. Dịch vụ được cung cấp đến tất cả các khách hàng sử dụng điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android, iOS. Người tiêu dùng đã có hoặc chưa có tài khoản tại BIDV, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký dịch vụ BIDV SmartBanking đều có thể sử dụng dịch vụ ở các mức độ khác nhau. Chính nhờ những ưu thế này mà sản phẩm BIDV SmartBanking đã đã được trao giải Sản phẩm Sáng tạo độc đáo năm 2017 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tổ chức dữ liệu quốc tế (IDG) bình chọn.

Được coi là Ngân hàng lâu đời nhất ở Việt Nam, BIDV không chỉ chịu áp lực là đơn vị cần tiên phong trong hoạt động, mà BIDV còn phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng theo định hướng "số hóa" từ quy trình, sản phẩm đến kênh phân phối. Do đó, việc tăng cường hợp tác với các công ty Fintech để tận dụng các thế mạnh về công nghệ của đối tác vừa là yêu cầu và cũng là thách thức mà BIDV cũng như nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam cần phương án đón nhận.

P.V

ngan hang fintech he sinh thai dap ung toi da nhu cau khach hang Moody’s nâng hạng tín nhiệm cơ sở của BIDV
ngan hang fintech he sinh thai dap ung toi da nhu cau khach hang Chuyển tiền quốc tế qua SWIFT gpi: Ló rạng từ Ngân hàng Việt
ngan hang fintech he sinh thai dap ung toi da nhu cau khach hang 9 tháng đầu năm, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế 7.254 tỷ đồng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 ▲1250K 75,450 ▲1250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 ▲1250K 75,350 ▲1250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 ▲80K 7,590 ▲80K
Trang sức 99.9 7,375 ▲80K 7,580 ▲80K
NL 99.99 7,380 ▲80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 ▲700K 75,500 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 ▲700K 75,600 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 73,700 ▲800K 74,700 ▲700K
Nữ Trang 99% 71,960 ▲693K 73,960 ▲693K
Nữ Trang 68% 48,451 ▲476K 50,951 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 28,803 ▲292K 31,303 ▲292K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,321 16,421 16,871
CAD 18,318 18,418 18,968
CHF 27,343 27,448 28,248
CNY - 3,458 3,568
DKK - 3,599 3,729
EUR #26,746 26,781 28,041
GBP 31,336 31,386 32,346
HKD 3,162 3,177 3,312
JPY 158.41 158.41 166.36
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,267 2,347
NZD 14,846 14,896 15,413
SEK - 2,279 2,389
SGD 18,179 18,279 19,009
THB 632.87 677.21 700.87
USD #25,136 25,136 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 18:00