Nga tìm ra phương pháp tái sử dụng triệt để tro than đá
Theo tiến sĩ D. Valeyev, đại diện của Viện Khoa học Luyện kim và Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, việc triển khai áp dụng công nghệ mới phát triển này sẽ giúp cải thiện chất lượng tình hình môi trường ở các thành phố lớn.
![]() |
Một nhà máy nhiệt điện than |
Việc không có bãi tro sẽ tiết kiệm hàng trăm ngàn hécta đất đai màu mỡ, đồng thời lại thu được các thành phần có giá trị cho ngành công nghiệp Nga.
Được biết, than đá và than non là những xác thực vật nén dưới đáy biển trong quá khứ xa xôi và đã được “nhiệt luyện” trong ruột Trái đất suốt hàng trăm triệu năm.
Ngày nay, các nhà máy nhiệt điện than chiếm khoảng một phần tư năng lượng của thế giới.
Các nước phát triển đang cố gắng chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn và ngày càng hạn chế tối đa việc sử dụng than để sản xuất điện.
Phân tích các mẫu tro từ các nhà máy nhiệt điện than ở Hoa Kỳ cho thấy các dư lượng này là chất phóng xạ và chứa một lượng lớn các hạt nhân phóng xạ, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường.
Thực tế là việc đốt than không chỉ giải phóng carbon dioxide, mà còn thải ra rất nhiều chất có hại, chẳng hạn như sulfur dioxide.
Điều đáng chú ý: từ 10% đến 40% than không cháy hết hoàn toàn và biến thành tro xỉ - hỗn hợp silica, oxit nhôm, sắt và canxi.
Loại tro xỉ này chứa một lượng lớn chì cùng các kim loại độc hại như uranium, thori và các nguyên tố phóng xạ khác.
Do đó, phương pháp chế biến tro do các nhà luyện kim Nga mới tìm ra không chỉ thân thiện hơn với môi trường mà còn là một quá trình có lợi, cho phép kiểm tra cấu trúc, thành phần của các hạt đơn lẻ trong vật liệu này và phát triển kỹ thuật chiết xuất sắt, nhôm và silicon từ tro than đá.
Để thực hiện điều này, các nhà khoa học đã xử lý tro bằng nam châm, rửa và nghiền nó rồi đặt vào nồi hấp dưới áp suất cao.
Sau đó, tro được gia nhiệt và xử lý bằng dung dịch đặc biệt, bao gồm 30% axit clohydric.
Từ đó, 95% nhôm sẽ được hòa tan trong axit, còn các hạt oxit sắt và carbon chưa cháy hết được tách ra khỏi phần còn lại của tro ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý.
Giải pháp này, theo các nhà luyện kim, có thể được sử dụng giống như một trong những phép thử được dùng để lọc nước uống và nước thải.
Điều đặc biệt đáng chú ý: chi phí sẽ thấp hơn 25% so với các phương pháp sản xuất hiện có, trong đó nhôm hydroxit được sử dụng làm nguyên liệu thô.
Đối với dư lượng tro rắn, chúng có thể được sử dụng làm thành phần bổ sung cho gốm sứ hoặc xi măng mác cao đặc biệt.
Như vậy, tro từ than đá có thể được tái sử dụng hầu như toàn bộ, điều này sẽ làm cho các nhà máy nhiệt điện than trở nên thân thiện với môi trường hơn nhiều.
![]() |
![]() |
![]() |
Bá Thủy
RT
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Kinh tế Nga có thể được “tiếp sức” nếu xung đột Iran – Israel tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
-
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
-
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
-
Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Thị trường chờ tín hiệu bứt phá
-
Ấn Độ xây dựng 6 kho dự trữ dầu chiến lược mới để đảm bảo an ninh năng lượng