Ca ghép thận xuyên Việt đầu tiên ở trẻ em từ người cho chết não

19:19 | 24/12/2018

431 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 24/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết, ca ghép thận xuyên Việt lần đầu tiên trên trẻ em từ người cho chết não đã thành công tốt đẹp, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong công tác ghép tạng nhi tại bệnh viện.  
ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet naoPhối hợp điều tra đường dây mua bán thận: Tìm được 5 cặp cho - nhận không cùng huyết thống
ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet naoHy vọng mới cho người cần ghép tạng: Nuôi cấy thành công phổi mới
ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet naoBệnh viện Chợ Rẫy thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên

Thận của một người đàn ông 43 tuổi từ Hà Nội đã được chuyển vào TP HCM để ghép cho một nam sinh lớp 10 ngụ ở Lâm Đồng. Sau 12 ngày ghép, cậu học sinh học lớp 10 đã nở nụ cười hạnh phúc vì được trở về cuộc sống bình thường, được đến trường học tập như bao bạn bè khác. Đây cũng là bệnh nhi đầu tiên ở nước ta được ghép thận từ người chết não hiến tặng.

ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet nao
Thận hiến từ người cho chết não được bảo quản an toàn, kỹ lưỡng trong thùng giữ đông chuyên dụng, được vận chuyển từ Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đến TP HCM bằng đường hàng không và ngay sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2

Trước đó, vào ngày 9/12/2018, nhận được tin báo từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã khẩn trương triển khai ngay những bước cần thiết đúng theo quy định. Bệnh viện đã gọi đến gia đình bệnh nhân có tên trong danh sách chờ ghép nhanh chóng đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm hòa hợp miễn dịch với người hiến tạng ngay sau khi mẫu máu của người cho chết não được chuyển đến TP HCM vào lúc 22h cùng ngày.

Lúc 14h00 ngày 12/12/2018, ê-kíp ghép tạng của Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã hội chẩn với các bác sĩ chuyên gia đầu ngành về ghép thận của Bệnh viện Chợ Rẫy, gồm GS.TS.BS.Trần Ngọc Sinh (Chủ tịch Hội Niệu Thận học TP HCM, Trưởng bộ môn Tiết niệu học Trường Đại học Y Dược TP HCM, nguyên trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu BV Chợ Rẫy); PGS.TS.BS. Thái Văn Sâm (Trưởng khoa Tiết niệu BV Chợ Rẫy); TS.BS Dư Thị Ngọc Thu (Trưởng đơn vị ghép tạng BV Chợ Rẫy).

ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet nao
Ê-kíp ghép tạng của Bệnh viện Nhi đồng 2 và các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy

Lúc 16h00 ngày 12/12/2018, thận hiến từ người cho chết não được bảo quản an toàn, kỹ lưỡng trong thùng giữ đông chuyên dụng, được vận chuyển từ Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đến TP HCM bằng đường hàng không và ngay sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 lúc 17h30’.

Phẫu thuật ghép thận đã diễn ra từ 21h00 ngày 12/12/2018 đến 03h00 ngày 13/12/2018 với sự hỗ trợ của GS.TS. Trần Ngọc Sinh, PGS.TS.BS Thái Văn Sâm, TS.BS. Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Cuộc phẫu thuật kết thúc sau 6 giờ thực hiện. Ê kíp ghi nhận thận ghép hồng hào, được tưới máu tốt sau khi mở kẹp mạch máu và bắt đầu có nước tiểu.

ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet nao
Các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện phẫu thuật ghép thận vào cơ thể bệnh nhân

Sau phẫu thuật ghép thận và đến hiện tại, bệnh nhân Đ.V.H đã tỉnh táo hoàn toàn, sinh hiệu ổn định, được rút nội khí quản. Siêu âm mạch máu sau mổ ghi nhận các miệng nối các mạch máu thông tốt và thận được tưới máu tốt. Các xét nghiệm chức năng thận và sinh hóa máu của bệnh nhân trong giới hạn bình thường. Hiện tại, bệnh nhân được bắt đầu cho ăn lại bằng đường miệng. Bệnh nhân có thể đi học bình thường lại sau 6 tháng.

ca ghep than xuyen viet dau tien o tre em tu nguoi cho chet nao
Ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp

Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện là trung tâm ghép tạng cho trẻ em tại miền Nam. Bệnh viện đã tiến hành được 12 ca ghép gan, 16 ca ghép thận từ hơn 10 năm nay. Đây là ca ghép thận thứ 18 và là ca đầu tiên nhận tạng từ người hiến chết não, mở ra một giai đoạn mới trong công tác ghép tạng ở nhi khoa, tạo nhiều cơ hội cho các bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối được tiếp cận từ nhiều nguồn tạng hiến.

Mai Phương