Nga nói Mỹ "mập mờ" về tương lai của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân
![]() |
Ông Vladimir Yermakov (Ảnh: PressTV) |
Sputnik dẫn lời ông Vladimir Yermakov, người đứng đầu bộ phận kiểm soát và không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đang gửi tới Nga những tín hiệu mâu thuẫn liên quan tới hiệp ước New START. Quan chức này nói rằng Mỹ đang không thể hiện quan điểm rõ ràng với rất nhiều khía cạnh được đề cập trong thỏa thuận.
“Những tín hiệu (Mỹ phát đi) đầy mâu thuẫn. Họ không có lập trường trong rất nhiều khía cạnh của hiệp ước. Có lẽ, đây là lần đầu tiên trong một vài thập niên qua, một cường quốc tên lửa hạt nhân hùng mạnh, đồng thời là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lại không thể hiện lập trường rõ ràng trong những vấn đề an ninh quốc tế và ổn định chiến lược cực kỳ quan trọng”, ông Yermakov nói.
Quan chức Nga cho rằng hiệp ước New START ký kết giữa Nga và Mỹ là không thể thiếu với sự ổn định chiến lược của cả 2 bên.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi kỳ vọng rằng Mỹ và Nga cần ngồi vào bàn đàm phán, xử lý những vấn đề một cách thấu đáo, vì lợi ích của Nga, của Mỹ và của toàn bộ cộng đồng quốc tế”, quan chức Nga nhấn mạnh.
Hiệp ước New START bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011 sau khi được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký vào năm 2010 và dự kiến hết hiệu lực vào năm 2021. Đây là hiệp ước thay thế cho START I được Mỹ và Liên Xô kí trước khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Hiệp ước này nhằm giới hạn 2 nước trong việc triển khai số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, máy bay ném bom hạt nhân và đầu đạn hạt nhân. Trong quá trình thực thi, Mỹ và Nga thường cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Những cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian thực thi thỏa thuận cũng đang bị trì hoãn do nguyên nhân trên.
Trong một diễn biến khác, ngày 22/11, trong bài trả lời phỏng hãng tin AGI (Italy), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích việc Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là hành động nguy hiểm và không có tầm nhìn xa.
Quan chức này cho rằng Mỹ và Nga với cương vị là 2 quốc gia sở hữu tiềm năng hạt nhân lớn nhất toàn cầu phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh cho thế giới.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 10 tuyên bố muốn rút Washington khỏi INF, một số chính trị gia cao cấp của Mỹ cũng nghi ngờ về khả năng Washington sẽ tiếp tục tham gia New START sau khi hết hạn.
Ông Lavrov không tán đồng với quan điểm trên. Ông cho rằng việc quay lại triết lý duy trì hòa bình bằng việc bảo đảm hủy diệt lẫn nhau không còn phù hợp với thực tế của thế kỷ 21.
Theo Dân trí
![]() |
![]() |
![]() |
-
Kế hoạch bí mật của EU về khí đốt Nga và ảnh hưởng đối với xuất khẩu LNG của Mỹ
-
Nga dự báo mạnh mẽ trở lại thị trường dầu mỏ
-
Mỹ muốn đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út giữa lúc căng thẳng leo thang
-
Ngành dầu mỏ Trung Quốc chuẩn bị gì trước cuộc chiến thương mại với Mỹ?
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ trẻ trong chuyến thăm các trường Hà Nội
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương