Nga bác bỏ khả năng Chiến tranh Lạnh khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân
![]() |
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters. |
"Tôi không nghĩ chúng ta nên nhắc về khả năng xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh", hãng thông tấn RIA ngày 4/2 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, đề cập đến việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). "Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu", ông nhấn mạnh.
Mỹ hôm 1/2 nói sẽ rút khỏi hiệp ước ký với Nga trong vòng 6 tháng trừ khi Moskva phá hủy tên lửa vi phạm INF cùng bệ phóng và thiết bị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó tuyên bố ngừng tuân thủ thỏa thuận và sẽ bắt đầu chế tạo tên lửa mới, bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm, và yêu cầu các bộ trưởng không khởi xướng những cuộc đàm phán giải giáp với Washington.
INF được Mỹ - Nga ký năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km. Mỹ cáo buộc tên lửa mới của Nga Novator 9M729 vi phạm vì có tầm bay hơn 5.000 km.
Quân đội Nga tháng trước công khai mẫu tên lửa này, cho biết tầm bắn của nó là 480 km và không vi phạm hiệp ước, từ chối yêu cầu phá hủy tên lửa của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố ngừng tuân thủ INF để đáp trả Mỹ, tuyên bố bắt đầu chế tạo tên lửa mới và yêu cầu các bộ trưởng không đàm phán giải giáp với Washington.
Theo VNE
Quốc tế phản ứng sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga | |
Nga tung bằng chứng cáo buộc Mỹ chuẩn bị sản xuất tên lửa vi phạm hiệp ước hạt nhân | |
Quân đội Mỹ xin lỗi về thông điệp năm mới "kỳ lạ" |
-
Kỳ cuối: Kịch bản kết thúc cuộc chiến tranh thế giới phức hợp ở Ukraina
-
Ba Lan muốn mở rộng đường ống dầu từ thời chiến tranh lạnh của NATO về phía đông
-
Tổng thống Putin "cứu" hiệp ước hạt nhân Nga - Mỹ trước giờ chót
-
Những tin tức về cuộc "Chiến tranh Lạnh mới"
-
Bầu cử Mỹ 2020: Nhân tố Trung Quốc trong cuộc đối đầu Trump - Biden
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước