Nắng nóng kéo dài ở Siberia khiến 1,15 triệu ha rừng bị thiêu rụi
Các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học quốc tế và các cơ quan khí tượng, bao gồm Viện Hải dương học P.P. Shirshov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, còn phát hiện ra rằng nhiệt độ hiện nay đã tăng trên 2°C so với mức dự tính trong trường hợp con người không ảnh hưởng đến khí hậu thông qua khí thải nhà kính.
![]() |
Một miệng núi lửa mới xuất hiện tại Siberia. |
Nhiệt độ ở Siberia kể từ đầu năm nay đã cao vượt mức trung bình hằng năm. Kỷ lục mới nhất về nhiệt độ ở Bắc Cực đạt mức 38°C, được ghi nhận tại thị trấn Verkhoyansk của Nga vào ngày 20/6, trong khi nhiệt độ chung của Siberia cao hơn 5°C so với nền nhiệt trung bình cùng kỳ từ tháng 1 đến tháng 6.
Để xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với các đợt nhiệt độ tăng vọt này, các nhà khoa học đã tiến hành mô phỏng trên máy tính để so sánh khí hậu như hiện nay, khi Trái Đất ấm lên khoảng 1°C, với khí hậu trong điều kiện không có ảnh hưởng của con người.
Phân tích của họ cho thấy, nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra, khả năng xuất hiện đợt nóng kéo dài như Siberia đã trải qua từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay là ít hơn một lần trong 80.000 năm - nghĩa là gần như không có khả năng xảy ra trong điều kiện khí hậu không bị ấm lên do khí thải nhà kính. Biến đổi khí hậu đã làm tăng xác suất xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài lên ít nhất 600 lần. Đây là một trong những kết quả mạnh nhất chứng minh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong số các nghiên cứu quy nguyên nhân được thực hiện từ trước đến nay.
Các nhà khoa học lưu ý rằng ngay cả trong điều kiện khí hậu hiện nay, nguy cơ xảy ra nắng nóng kéo dài lẽ ra vẫn phải bằng không: Hiện tượng cực đoan như vậy chỉ xảy ra ít hơn một lần trong mỗi 130 năm. Nếu không nhanh chóng cắt giảm khí thải nhà kính, các đợt nắng nóng này có nguy cơ trở thành hiện tượng thường xuyên vào cuối thế kỷ.
![]() |
Vùng đất băng giá Siberia đã tăng 10°C trong tháng 6 vừa qua. |
Tiến sĩ Friederike Otto, giám đốc của Viện thay đổi môi trường Oxford, đồng thời là người đứng đầu sáng kiến Ghi nhận thời tiết thế giới cho biết: “Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy vai trò quyết định của biến đổi khí hậu đối với sự xuất hiện của sóng nhiệt. Trong bối cảnh các đợt sóng nhiệt đang là hiện tượng thời tiết cực đoan chết chóc nhất ở hầu hết các nơi trên thế giới, chúng cần phải được nhìn nhận thực sự nghiêm túc. Khi khí thải vẫn tiếp tục tăng, chúng ta cần nghĩ đến việc tăng cường khả năng chống chọi trước các đợt nóng cực đoan trên toàn thế giới, kể cả ở các cộng đồng sinh sống tại Bắc Cực - một đề xuất mà cách đây chưa lâu còn nghe có vẻ ngớ ngẩn”.
Đợt nắng nóng ở Siberia đã kích hoạt hàng loạt các đám cháy lan rộng, khiến 1,15 triệu ha rừng bị thiêu rụi vào cuối tháng 6, và là tác nhân dẫn đến đến việc giải phóng khoảng 56 triệu tấn khí carbon dioxide - nhiều hơn cả lượng khí thải hằng năm của một số nước công nghiệp như Thụy Sĩ và Na Uy.
Nó cũng đẩy nhanh quá trình tan chảy băng vĩnh cửu, khiến cho một bể chứa dầu xây dựng trên nền đất đóng băng sụp đổ vào tháng Năm vừa qua, gây ra một trong những sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong khu vực. Khí nhà kính giải phóng từ các đám cháy và từ hiện tượng tan băng vĩnh cửu - cùng với việc diện tích tuyết và băng mất đi làm giảm độ phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái Đất - sẽ khiến hành tinh này càng trở nên nóng thêm. Thời kỳ nóng kéo dài này cũng có liên quan đến đợt bùng phát sinh sôi loài sâu bướm tơ đẻ ấu trùng ăn cây lá kim.
Có thể thấy rằng, hiểm họa khí hậu toàn cầu đang đến rất gần. Khi đó những thiên tai như bão lốc, lụt lội, cháy rừng sẽ tàn phá khắp thế giới và nền văn minh nhân loại sẽ không phải chỉ xuất hiện trên phim ảnh mà có thể đến với hàng trăm triệu người.
Thành Công
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Sàn giao dịch carbon - Động lực mới cho doanh nghiệp phát triển xanh bền vững
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
-
Năng lượng xanh từ thủy triều
-
Thị trường năng lượng thế giới trước tác động của chính sách khí hậu Mỹ
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025