Nam Phi đình chỉ dự án phát triển hạt nhân dân sự
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Một nhà máy điện hạt nhân ở Nam Phi |
"Chúng tôi sẽ khởi động một nghiên cứu để xác định liệu chúng tôi có cần thêm năng lượng hạt nhân sau năm 2030 không", ông Radebe nói với các phóng viên, khi trình bày kế hoạch sản xuất điện của Nam Phi.
"Nhưng cho đến lúc đó, chúng tôi không có kế hoạch tăng công suất phát điện hạt nhân", ông Radebe nói thêm.
Từ năm 2010, Chính phủ Nam Phi đã thường xuyên nêu ra triển vọng phát triển chương trình hạt nhân dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu về điện, 90% trong số đó được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm.
Hiện tại, nước này có hai lò phản ứng hạt nhân tại Koeberg (phía Nam), gần Cape Town, là những lò phản ứng hạt nhân duy nhất trên lục địa châu Phi.
Nắm quyền cho tới tháng 2/2018, cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã phát động một dự án khổng lồ xây dựng mới từ 6 - 8 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 9.600 MW. Nhưng mức đầu tư ước tính hơn 1.000 tỷ rand, tương đương khoảng 70 tỷ euro, đã gây tranh cãi ở một đất nước có nền kinh tế còn mong manh như Nam Phi.
Một số quốc gia bao gồm Nga, Pháp, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, đã lên tiếng muốn tham gia các dự án xây dựng trên.
Tuy nhiên, người kế nhiệm của Tổng thống Jacob Zuma, ông Cyril Ramaphosa gần đây tuyên bố: "Chúng tôi đã đủ sản lượng điện và chúng tôi không có tiền để phát triển một chương trình hạt nhân mới".
"Nhu cầu điện tiếp tục giảm mỗi năm. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018, lượng điện tiêu thụ ở Nam Phi thấp hơn 30% so với dự kiến trong kế hoạch sản xuất của năm 2010", ông Jeff Radebe cho biết.
Theo bản kế hoạch của năm 2010, đến năm 2030, Nam Phi sẽ giảm 65% lượng điện sản xuất từ than và tăng sản lượng điện được tạo ra bởi khí đốt và năng lượng tái tạo. Điện hạt nhân sẽ cung cấp 4% tổng tiêu thụ điện của Nam Phi.
Nh.Thạch
AFP
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững
-
“Chìa khóa” tái khởi động điện hạt nhân
-
Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án Luật quan trọng
-
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 16/5: Xu hướng chậm lại trong các dự án năng lượng tái tạo
-
4 tháng đầu năm, tiêu thụ xăng dầu tăng gần 6%
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
-
Vì sao sản lượng của OPEC+ giảm mặc dù đã cam kết tăng sản lượng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/5: Sản lượng dầu thô của OPEC+ giảm