Năm 2018, hơn 1.000 người chết vì tai nạn lao động
![]() |
Lĩnh vực xây dựng có số lượng tai nạn lao động cao nhất |
Đây là thông tin được Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố tại họp báo về Tháng Hành động an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2019. Họp báo do Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương tổ chức ngày 11/4 tại Hà Nội.
Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất năm 2018 gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Yên Bái, Đồng Nai, Quảng Ninh, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Dương. Trong đó, các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong những lĩnh vực xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí luyện kim, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản...
Theo Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người do chủ sử dụng lao động không xây dựng quy trình chiếm hơn 46% số vụ, như: Chủ lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; điều kiện lao động kém; không huấn luyện an toàn hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo, do thiếu sót của người lao động chiếm hơn 18% số vụ tai nạn, chủ yếu do thao tác không đúng quy định…
Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương đề nghị năm 2019 các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động kiểm tra công tác an toàn lao động. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Phú Văn
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025