Mỹ tăng trừng phạt, cắt đứt giao dịch với ngân hàng trung ương Nga
![]() |
Mỹ bổ sung các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga (Ảnh: Wikicommons). |
Theo đó, các biện pháp này nghiêm cấm người Mỹ thực hiện kinh doanh với ngân hàng Nga cũng như đóng băng tài sản của ngân hàng này ở Mỹ. Các biện pháp trừng phạt mới này cũng sẽ nhằm vào Quỹ Tài sản Quốc gia của Liên bang Nga và Bộ Tài chính Nga.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết, các biện pháp này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. "Chiến lược của chúng tôi đơn giản là nhằm làm cho nền kinh tế Nga tụt hậu", quan chức này nói.
Mỹ cũng đang bổ sung ông Kirill Dmitriev, một đồng minh khác của Tổng thống Nga Putin, và quỹ đầu tư trực tiếp do ông này đứng đầu, vào danh sách trừng phạt. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga hay còn gọi là RDIF là quỹ tài sản có chủ quyền nhưng được nhiều người cho là của ông Putin.
Cùng với Mỹ, hôm nay (28/2), EU cũng công bố cấm các giao dịch liên quan đến quản lý tài sản và dự trữ của ngân hàng trung ương Nga, đồng thời đóng cửa không phận đối với các máy bay của Nga.
Cuối tuần trước cùng với việc cắt một số ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống nhắn tin liên ngân hàng SWIFT, Mỹ và các nước đồng minh cũng tuyên bố sẽ áp các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn ngân hàng trung ương Nga sử dụng dự trữ quốc tế để làm suy yếu các lệnh trừng phạt.
Việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT đồng nghĩa các ngân hàng Nga sẽ không thể giao tiếp an toàn với các ngân hàng ngoài Nga.
Trước các đòn trừng phạt "chưa từng có" này, đồng rúp Nga đã giảm kỷ lục so với đồng USD, xuống còn 119.50 rúp đổi 1 USD, giảm 30% so với mức đóng cửa cuối tuần trước.
Để bù đắp rủi ro trượt giá của đồng rúp và lạm phát, đồng thời ngăn chặn các chủ nợ nước ngoài bán chứng khoán Nga, ngân hàng trung ương Nga hôm nay đã công bố tăng lãi suất cơ bản lên gấp đôi, từ mức 9,5% lên 20%.
Ngân hàng trung ương Nga cũng cho biết sẽ giải phóng 733 tỷ rúp (tương đương 8,78 tỷ USD) trong dự trữ để tăng tính thanh khoản trong bối cảnh người dân Nga ồ ạt xếp hàng đi rút ngoại tệ ở các cây ATM trên cả nước.
Theo Dân trí
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Mỹ thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ
-
Mỹ đối mặt “bài toán điện” giữa cơn sốt AI và tham vọng thống trị năng lượng
-
Mỹ có thể phải trả giá nếu xem nhẹ biến động thị trường dầu mỏ
-
Thấy gì từ những cải cách mới cấp phép dầu khí ở Mỹ?
-
Thuế quan Mỹ: Washington áp 25% với hai đồng minh Đông Bắc Á, gửi thư thông báo mức mới cho hàng loạt quốc gia
-
Tin tức kinh tế ngày 7/7: CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Bộ Công Thương ban hành công điện hỏa tốc ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất