Mỗi ngày ngành ngân hàng giải ngân 2.344 tỷ đồng

18:00 | 13/10/2019

445 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tính đến ngày 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Theo mức tăng này, ngành ngân hàng đã giải ngân thêm hơn 640.000 tỷ đồng ra nền kinh tế từ đầu năm, tương đương hơn 2.344 tỷ đồng mỗi ngày.        
moi ngay nganh ngan hang giai ngan 2344 ty dongChặt đứt “vòi bạch tuộc” của tín dụng đen
moi ngay nganh ngan hang giai ngan 2344 ty dongTăng trưởng tín dụng tiếp tục chậm so với cùng kỳ
moi ngay nganh ngan hang giai ngan 2344 ty dongSẽ xử lý nghiêm tổ chức tín dụng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay

Theo Vụ tín dụng các ngành kinh tế, nhờ triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong những năm gần đây đã được duy trì ở mức khá cao. Cụ thể, giai đoạn 2015- 2017 tín dụng tăng trưởng đạt 18-19%, năm 2018 đạt gần 14%, và đến 4/10 năm nay tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95%.

moi ngay nganh ngan hang giai ngan 2344 ty dong
Mỗi ngày ngành ngân hàng giải ngân 2.344 tỷ đồng

Theo mức tăng này, ngành ngân hàng đã giải ngân thêm hơn 640.000 tỷ đồng ra nền kinh tế từ đầu năm, tương đương hơn 2.344 tỷ đồng mỗi ngày.

Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên là động lực của tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 11,4% so với đầu năm, tăng cao hơn mức tăng trưởng chung với tỷ trọng gần 19%.

Trong khi đó, tín dụng với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 250.000 tỷ, tăng 13,2%; tín dụng với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 31.700 tỷ, tăng 22%; và tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,89 triệu tỷ, tăng 6%...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết chính sách vốn với tín dụng vẫn tập trung cho các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên, trong đó có cả việc dành vốn cho các dự án như BOT.

Trước đây, phần lớn ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (có thời điểm tới 50%). Tuy nhiên, với việc thị trường vốn gồm trái phiếu doanh nghiệp phát triển, về cơ bản thời gian tới sẽ có xu hướng giảm dần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (khoảng 40%), nhằm hạn chế rủi ro các kỳ hạn.

Về vơ chế lãi suất, Ngân hàng Nhà nước vẫn thống nhất điều hành lãi suất theo hướng ổn định, và giữ xu hướng giảm dần khi điều kiện vĩ mô và các chỉ số cho phép. Mới nhất là đợt giảm lãi suất điều hành 0,25% vừa qua. Động thái này đã có tác động tích cực tới các ngân hàng thương mại và là hiệu ứng để các nhà băng này giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp.

Thời gian tới, xu hướng giảm lãi suất khi có điều kiện vẫn sẽ được NHNN áp dụng để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vốn đầu vào.

Về tình hình tỷ giá, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết thời gian qua NHNN đã cố gắng điều hành tỷ giá phù hợp với cán cân ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ của thị trường, cũng như đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, việc ổn định tỷ giá còn nhằm mục đích đảm bảo các chỉ số vĩ mô như trả nợ nước ngoài, vốn chu chuyển, cán cân vãng lai...

Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định chủ trương ổn định tỷ giá sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là cố định, mà là để cho doanh nghiệp sản xuất yên tâm, không có chuyện phá giá đồng tiền tránh những cơ hội đua nhau đầu tư ngoại tệ.

Nguyễn Hưng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps