Màn trả lời báo chí “cực chất” của ông Kim Jong Un
Theo AFP, điều ấn tượng nhất của ông Kim Jong Un là màn trả lời báo chí chiều 28/2 tại Hà Nội. Khoảng 14 giờ 20 phút ngày 28/2, Tổng thống Mỹ xuất hiện trong buổi họp báo. Trước đông đảo phóng viên quốc tế, ông Trump nói: “Tất cả lệnh trừng phạt vẫn sẽ được giữ nguyên”.
![]() |
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim tại Hà Nội |
Ông cho biết Mỹ không chấp nhận yêu cầu mà Triều Tiên đưa ra là muốn các biện pháp trừng phạt “được tháo bỏ hoàn toàn”. AFP cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến hội nghị không có được thỏa thuận nào.
Ít phút sau, đến lượt Chủ tịch Kim Jong Un phát biểu trước báo chí. Khi trả lời Jeff Mason, phóng viên hãng Reuters, về câu hỏi “Có sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên không?”, ông Kim nói: “Nếu tôi không sẵn sàng làm việc đó, tôi đâu có mặt ở đây làm gì”.
Câu trả lời của lãnh đạo Triều Tiên hay tới mức mà Tổng thống Donald Trump phải cắt ngang lời ông Kim: “Đây là câu trả lời hay nhất các bạn từng được nghe”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi Triều Tiên đã sẵn sàng cho quá trình thực hiện cụ thể kế hoạch phi hạt nhân hóa chưa, một cách khéo léo ông Kim chỉ nói rằng: “Chúng tôi đang đàm phán”. “Hy vọng các bạn cho chúng tôi thêm thời gian để nói chuyện. Thậm chí một phút cũng rất quý”, ông Kim nói với các phóng viên.
Và đúng như điều ông Kim mong muốn, kết quả là cả hai bên sẽ cần thêm thời gian để nói chuyện. Thời gian bao lâu, hay sẽ có bao nhiêu Thượng đỉnh Mỹ-Triều nữa thì câu trả lời không thể có được vào lúc này.
Trong phần trả lời báo chí trước đó, ông Trump mô tả các cuộc đàm phán là “hữu ích” và nói rằng ông nghĩ hai bên cuối cùng rồi cũng sẽ đạt được thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng cần thời gian. Ông cho biết hai bên hiện vẫn chưa xác định về một hội nghị thượng đỉnh thứ ba.
Trước đó cùng ngày, cả ông Trump và ông Kim đều bày tỏ lạc quan về các cuộc thảo luận của họ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và ông Trump nói rằng ông nghĩ mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đang tốt hơn bao giờ hết.
Trong cuộc hội đàm hôm 28/2, cả ông Trump và ông Kim đều bày tỏ quan điểm thuận lợi về khả năng Triều Tiên sẽ cho phép Mỹ mở văn phòng tại Bình Nhưỡng.
“Chẳng thà không có thỏa thuận còn hơn là thỏa thuận tồi, và tổng thống đã làm đúng khi bỏ ngang hội nghị”, ông Richard Hass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, được New York Times dẫn lời nói. “Tổng thống Trump có lẽ đã có một thỏa thuận nhỏ”, ông Joseph Yun, cựu Đại sứ về Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định sau khi Thượng đỉnh sụp đổ. “Đóng cửa một vài cơ sở hạt nhân và dỡ bỏ một vài lệnh cấm vận. Nhưng ông Trump muốn có một thỏa thuận lớn để đổi lấy việc nới lỏng cấm vận cho việc dỡ bỏ ở quy mô lớn các cơ sở hạt nhân mà Triều Tiên phải mất gần 40 năm mới xây dựng được”.
Theo AFP, việc thất bại của Hội nghị Hà Nội không nhất thiết có nghĩa là tất cả các bên ngay lập tức sẽ quay trở lại tình trạng khủng hoảng như trước kia do ông Trump đã nói rằng ông Kim cam kết sẽ duy trì việc đình chỉ phóng tên lửa và thử hạt nhân.
![]() |
![]() |
![]() |
Th.Long
AFP
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025