Liên doanh Nhật - Pháp từ chối tham gia xây dựng điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ?

15:30 | 05/12/2018

471 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một liên doanh với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước của Nhật Bản và Pháp, đứng đầu là tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, cho biết có thể sẽ từ chối tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân Sinop ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí của dự án tăng gấp 2 lần so với dự toán ban đầu.

Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân này ở thời điểm hiện nay sẽ cần tới 5 nghìn tỷ yên (44 tỷ đô la Mỹ).

Sự gia tăng chi phí so với dự tính ban đầu là do yêu cầu an ninh tăng lên sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima và sự mất giá nhanh chóng của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồi năm 2013, chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Sinop được ước tính khoảng 2 nghìn tỷ yên (18,8 tỷ USD).

lien doanh nhat phap tu choi tham gia xay dung dien hat nhan o tho nhi ky
Mô hình sa bàn Nhà máy điện hạt nhân Sinop

Năm 2015, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một thỏa thuận với chính quyền Nhật Bản về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Sinop.

Công việc đáng lẽ phải được bắt đầu vào năm 2017, nhưng đã bị trì hoãn cho đến nay.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhận được từ Mitsubishi Heavy Industries dự toán cuối cùng của dự án vào mùa hè năm 2018, nhưng các bên đã không đồng ý về một số điểm, chủ yếu liên quan đến phương diện tài chính và chi phí điện sau khi nhà máy được đưa vào hoạt động.

Được biết, dự án lò phản ứng ATMEA-1 được phát triển chung bởi công ty Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản và AREVA của Pháp.

Theo dự kiến, tổ máy phát điện đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Sinop sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2023, và đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân thứ 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ sau nhà máy Akkuyu.

Nhà kinh doanh Itochu của Nhật Bản, công ty Engie của Pháp và công ty Euas của Thổ Nhĩ Kỳ cũng dự định tham gia vào dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Sinop.

Các đối tác đã phải đóng góp 30% chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân, số tiền còn lại dự kiến sẽ được vay từ một ngân hàng hợp tác quốc tế và các tổ chức tài chính khác của Nhật Bản.

Quyết định thoái lui của tập đoàn liên doanh này sẽ là đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ở cả thị trường nội địa và nước ngoài.

Được biết, cũng vào thời điểm hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhà máy điện hạt nhân Akkuyu theo thiết kế của Nga đang được xây dựng trên cơ sở dự án Novovoronezh NPP-2, trong đó bao gồm việc xây dựng và vận hành.

4 tổ máy phát điện với các lò phản ứng loại VVER-1200 thuế hệ 3+ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hậu Fukushima.

Một thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng nhà máy đã được ký kết vào tháng 5 năm 2010.

Ngày 3/4/2018 tại khu đô thị Gulnar, tỉnh Mersin, một buổi lễ long trọng được tổ chức để đổ khối bê tông đầu tiên tại công trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu, đánh dấu sự khởi đầu của công trình xây dựng cơ sở điện hạt nhân quy mô lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lần đầu tiên được xây dựng bởi Rosatom Nga.

Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan đã tham dự buổi lễ này theo phương thức hội nghị truyền hình.

lien doanh nhat phap tu choi tham gia xay dung dien hat nhan o tho nhi kyPháp lại "nóng" chuyện điện hạt nhân
lien doanh nhat phap tu choi tham gia xay dung dien hat nhan o tho nhi kyBa Lan buộc phải xây nhà máy điện hạt nhân
lien doanh nhat phap tu choi tham gia xay dung dien hat nhan o tho nhi kyĐiện hạt nhân trong mùa bão

Bá Thủy

RT