LHQ thông qua hiệp ước đầu tiên trên thế giới để bảo vệ sinh vật biển tại vùng biển ngoài chủ quyền của các quốc gia

17:01 | 21/06/2023

58 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 19/6, các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thông qua hiệp ước đầu tiên để bảo vệ sinh vật biển. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc ca ngợi thỏa thuận lịch sử này là mang lại cho đại dương "cơ hội chiến thắng".
Việt Nam quan ngại những diễn biến trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triểnViệt Nam quan ngại những diễn biến trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển
Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả - Dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tếLiên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả - Dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế
LHQ thông qua hiệp ước đầu tiên trên thế giới để bảo vệ sinh vật biển tại vùng biển ngoài chủ quyền của các quốc gia
Ảnh minh họa

Các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên đã hoan hô nhiệt liệt khi hiệp ước được thông qua mà không có phản đối nào.

Đại dương tạo ra hầu hết lượng oxy mà chúng ta hít thở và hấp thụ carbon dioxide, điều này khiến đại dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 1% diện tích đại dương rộng lớn được bảo vệ.

Một hiệp ước bảo vệ sự đa dạng sinh học ở vùng biển đã được thảo luận trong hơn 20 năm. Tuy nhiên, hiệp ước này liên tục bị đình trệ cho đến tháng 3, khi các đại biểu tham dự một hội nghị liên chính phủ do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập đã đồng ý về hiệp ước này.

Hiệp ước mới này sẽ được ký vào ngày 20 tháng 9, trong cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng. Nó sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn.

Hiệp ước sẽ tạo ra một cơ quan mới để quản lý việc bảo tồn đời sống đại dương và thiết lập các khu bảo tồn biển. Hiệp ước cũng thiết lập các quy tắc cơ bản để tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động thương mại trong đại dương.

Ngoài ra, hiệp ước thiết lập các nguyên tắc để chia sẻ “nguồn gen biển” do các nhà khoa học phát hiện ở vùng biển quốc tế. Đây là yêu cầu chính của các nước đang phát triển, những nước cho rằng thành quả của các khám phá như vậy không thể chỉ được kiểm soát bởi các nước giàu có tiền để tài trợ cho các cuộc thám hiểm đó.

Sau khi hiệp ước được thông qua, Nhóm 77 quốc gia, liên minh của Liên Hợp Quốc gồm 134 quốc gia chủ yếu là các quốc gia đang phát triển và Trung Quốc, gọi đó là “một ngày cực kỳ quan trọng đối với đa dạng sinh học ”.

Nhưng Nga cho biết hiệp ước này “xa rời với sự đồng thuận về văn bản của thỏa thuận”. Họ cho rằng hiệp ước này “không thể chấp nhận được”. Nó “làm suy yếu các điều khoản trong các thỏa thuận quốc tế quan trọng nhất, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển,” phía Nga bày bỏ.

Yến Anh

euronews