Làm sao phát hiện sớm và phòng tránh bệnh thận?
![]() |
![]() |
![]() |
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hằng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu là do hậu quả của các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, sỏi thận và các bệnh lý tại thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư. Tiến triển của bệnh thận mãn tính rất dễ dẫn đến suy thận mãn, làm mất chức năng thận và người bệnh phải chạy thận, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
![]() |
Ảnh minh họa |
BS.CKI Lê Ngọc Trân - khoa Nội thận, Lọc máu Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ những triệu chứng cho thấy bạn cần đi khám để tầm soát bệnh thận như: Phù mặt, phù mi mắt, phù tay chân, lượng nước tiểu giảm; Tiểu ban đêm nhiều; Tiểu ra máu; Tiểu ra bọt (nước tiểu có bọt lâu tan như bọt xà bông trên mặt); Tiểu đau, gắt, nóng rát, đau bụng dưới sau khi đi tiểu, nước tiểu đục, hôi; Đau hông lưng; Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nhất là khi ngửi mùi thịt cá, hơi thở hôi; Xanh xao, mệt mỏi, ngủ nhiều cả ngày, lừ đừ; đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, Gout, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, Lupus, sỏi thận, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần.
Bác sĩ Trân nhấn mạnh, những triệu chứng trên là những dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ mắc bệnh thận, chưa phải là chẩn đoán cụ thể. Người bệnh cần thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác nhất.
Để phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn bệnh thận tiến triển, bác sĩ Trân khuyến cáo: Người dân cần khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận và nước tiểu mỗi năm 1 lần, riêng người có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, Gout nên kiểm tra mỗi 6 tháng 1 lần. Người khỏe mạnh khi đi khám sức khỏe phát hiện có bất thường về thận trên xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm nên đi khám ngay chuyên khoa Nội Thận.
Ngoài ra, người dân không nên tự ý uống những loại thuốc nam, bắc, lá cây cỏ, rễ cây, rượu ngâm qua truyền miệng mà không được bác sĩ y học cổ truyền ở các bệnh viện kê toa; Không tự ý mua thuốc giảm đau xương khớp uống thường xuyên lâu dài; Tuân thủ điều trị để ổn định huyết áp và đường huyết; Không tự ý bỏ theo dõi điều trị khi có bệnh thận; Uống nhiều nước 2-2,5 lít/ngày đối với người không mắc bệnh suy tim nặng, suy thận nặng (khi có bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể.
M.P
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa