Làm rõ vụ tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa
Ngày 31/8, trước thông tin một tàu cá Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ vụ việc.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
"Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển, đe dọa đến tính mạng và an toàn cũng như gây thiệt hại về tài sản và lợi ích của ngư dân, trái với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.
Trước đó, sáng 28/8, lực lượng chức năng tiếp nhận trình báo của ngư dân trên tàu cá QNg 90495 TS. Theo đó, những ngư dân này cho biết đang di chuyển tàu từ đảo Phú Lâm đến bãi Xà Cừ (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) để đánh bắt cá, thì bị một tàu nước ngoài truy đuổi, dùng vòi rồng với áp lực nước lớn để tấn công.
Theo Dân trí
![]() |
![]() |
![]() |
-
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Gạch nối lịch sử về lòng yêu nước
-
Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt trạm nhận dạng tàu thuyền ở Hoàng Sa
-
Việt Nam phản đối hành động xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa
-
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo quốc gia 2023
-
Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số
-
[VIDEO] Tăng cường hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng