Kinh tế Việt Nam: Triển vọng tươi sáng

11:00 | 05/10/2018

513 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo số liệu mới đây từ Tổng cục Thống kê, GDP quý III/2018 đã tăng vượt dự báo, đạt 6,89%, sau khi đạt mức tăng 7,31% trong quý I (mức kỷ lục trong 10 năm qua) và giảm nhẹ về mốc 7,08% giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018.
trien vong tuoi sang GDP cả năm 2018 có thể vượt 6,7%
trien vong tuoi sang GDP Việt Nam có thể giảm 6.000 tỉ đồng mỗi năm vì Mỹ-Trung đối đầu; Giang hồ "chạy" bệnh án tâm thần để thoát tội
trien vong tuoi sang GDP Việt Nam có thể giảm 6.000 tỷ đồng mỗi năm vì Mỹ-Trung đối đầu

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và câu chuyện đồng USD tăng mạnh vẫn là tâm điểm mà mọi chính sách tiền tệ trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã và đang chịu sự tác động cả tiêu cực lẫn tích cực, cả chiều rộng và chiều sâu.

Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới ra quyết định đánh thuế từ 10% lên 25% với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc với tổng giá trị đánh thuế lên 200 tỉ USD đã phản ánh sự căng thẳng thương mại đang ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ và Trung Quốc như thế nào. Chính sách bảo hộ của Mỹ phần nào cũng mang lại sự tích cực cho nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ cần hơn hết việc bảo vệ nền sản xuất trong nước, giảm thâm hụt thương mại với các nước trên thế giới, trong đó có cường quốc xuất khẩu lớn là Trung Quốc.

trien vong tuoi sang
Xuất khẩu là một trong những điểm sáng của nền kinh tế

Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước có thặng dư thương mại đối với Mỹ với các mặt hàng chủ lực như dệt may, thủy sản… Việc Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lại là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy, cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đều đạt mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Nhìn chung, việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ không là điều quá xa vời khi GDP năm 2018 dự báo sẽ vẫn đạt mốc 6,8% cho dù “bóng ma lạm phát” đang đe dọa tăng trưởng kinh tế giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019, cũng như thử thách lớn đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá và sản xuất trong nước.

Giai đoạn 2015-2017, NHNN cũng đã chứng tỏ khả năng điều hành lãi suất, tỉ giá khá linh hoạt. Việc điều chỉnh lãi suất tăng liên tục từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giai đoạn gần đây, nhất là 9 tháng năm 2018, được coi là đã được lên kế hoạch trước nhưng tương đối bất ngờ với tần suất điều chỉnh trong thời gian ngắn. Tuy rằng quý II/2018, FED vẫn giữ nguyên lãi suất 2% nhưng đã tăng tiếp 0,25% trong trung tuần tháng 9 và việc tăng tiếp lãi suất vào tháng 12 tới nhiều khả năng sẽ diễn ra.

Việc tăng lãi suất 7 lần gần đây nhất tính từ năm 2015 đến nay đã phản ánh một thực tế, kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp. Việc chỉ số trung bình công nghiệp (DJ) bất chấp những thông tin tiêu cực gần đây cũng đã sát mốc 27.000 cho thấy kinh tế Mỹ không đáng lo ngại theo như các dự báo của các chuyên gia, hơn thế, còn tốt lên nhờ chiến tranh thương mại cũng như chiến lược bảo hộ mới. Qua đó, kinh tế Việt Nam đã và đang hưởng lợi nhiều hơn.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tươi sáng, các ngành nghề có thiên hướng xuất khẩu sẽ được hưởng lợi cũng như định hướng kích thích tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là chiến lược phát triển đúng đắn của Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam đang và tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế không chỉ riêng trong khu vực các nước ASEAN, châu Á mà còn cả trên phạm vi toàn cầu.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và câu chuyện đồng USD tăng mạnh vẫn là tâm điểm mà mọi chính sách tiền tệ trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã và đang chịu sự tác động cả tiêu cực lẫn tích cực, cả chiều rộng và chiều sâu.

Minh Châu