Không có chuyện "miễn trừ" cho tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam
Thời gian qua, tình trạng người nước ngoài phạm tội (đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao) tại nước ta có chiều hướng gia tăng với diễn biễn phức tạp. Câu hỏi đặt ra là phải chăng người nước ngoài phạm tội được hưởng quyền ưu tiên, miễn trừ tại Việt Nam?
![]() |
Nhóm tội phạm lợi dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |
Về vụ án tại TP Nha Trang, khi kiểm tra, khám xét tại khách sạn Duy Nhất ở đại lộ Nguyễn Tất Thành, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, khi cảnh sát ập vào, bắt quả tang hàng chục người nước ngoài đã lắp đặt nhiều thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn mạo danh nhà chức trách, điện thoại khống chế, đe doạ, ép buộc người khác chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng…
Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ hàng trăm loại thiết bị tinh vi, nhiều hộ chiếu, ngoại tệ, tiền Việt… Sau đó, 77 đối tượng người nước ngoài có liên quan đã bị dẫn giải về Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Khánh Hoà để tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm pháp luật.
Cùng với việc tạm giữ người và phương tiện vi phạm, Công an tỉnh Khánh Hoà sẽ có văn bản gửi đến Sở Ngoại vụ Khánh Hoà để cơ quan này tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thông báo vụ việc đến Bộ Ngoại giao Việt Nam và lãnh sự quán của các đối tượng phạm tội nhằm phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây chỉ là một ví dụ trong hàng chục vụ việc người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam diễn ra trong thời gian qua. Trong thực tế, hành vi phạm tội do người nước ngoài đã gây ra khá đa dạng từ giết người đến mở cơ sở chữa bệnh trái phép. Đặc biệt là những hành vi lừa đảo qua mạng đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân.
Về các quy định về việc xử lý người nước ngoài phạm tội, theo Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, trừ người có thân phận ngoại giao được miễn trừ trách nhiệm hình sự, còn lại chính sách xử lý về cơ bản không có sự phân biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam.
Cụ thể, Điều 5 BLHS 2015 (sửa đổi) quy định về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Theo đó, BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy, khi phát hiện đối tượng người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan chức năng cần xác định họ có nằm trong trường hợp bị xử lý trách nhiệm hình sự hay không.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 cũng nêu rõ: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Như vậy, đối với tội phạm công nghệ cao là người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội tại Việt Nam, nếu không thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự như công dân Việt Nam.
Việc xác định những vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt được áp dụng trong trường hợp xử lý trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội đều dựa trên các quy định của BLHS. Căn cứ hành vi phạm tội và các dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng phạm tội sẽ bị xử lý hình sự về tội danh tương ứng.
Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý vi phạm đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam gặp không ít khó khăn do họ thường có thái độ bất hợp tác. Bên cạnh đó, chế tài về xử lý người nước ngoài vi phạm như lập biên bản vi phạm, buộc xuất cảnh… chỉ mang tính tạm thời, chưa đủ sức răn đe.
Khi quyết định hình phạt đối với họ, ngoài những quy định chung, người nước ngoài phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất như là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Tùng Phong (TH)
-
Sai phạm trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, ngân hàng... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
-
Tăng đấu tranh với tội phạm liên quan đến cá độ bóng đá
-
Bộ Công an: Hầu hết các loại tội phạm đều giảm
-
Liên tiếp các vụ cướp manh động - Hệ lụy hậu Covid-19
-
Vì sao Bình Dương xảy ra nhiều vụ án rúng động dư luận?
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025