Từ vụ nam sinh lớp 8 tự tử vì bị cấm chơi game:

Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa?

18:50 | 26/10/2021

243 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhận định về vụ nam sinh lớp 8 tự tử do bị cấm chơi game, PGS.TS Trần Thành Nam nhận định: "Vụ việc đáng tiếc này xảy ra, có lẽ rằng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa rồi"...

Không nên cấm cản một cách khắc nghiệt

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh trẻ phải học trực tuyến ở nhà, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử đã khiến tình trạng nghiện game trở nên báo động.

Tuy nhiên, phụ huynh không nên ngắt con em khỏi trò chơi điện tử bằng cách cấm cản khắc nghiệt. Bố mẹ cấm con sử dụng internet, cấm không được thể hiện bản thân, hay có những hành động xâm phạm đến quyền riêng tư của các em… rất dễ khiến trẻ nảy sinh những hành động tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt với những em đang trong giai đoạn bất ổn.

Trước khi cấm đoán việc trẻ chơi game một cách khắc nghiệt, phụ huynh cần có cuộc đả thông tư tưởng, giải thích cho con hiểu việc bố mẹ kiểm soát thời gian chơi game của con không phải là cấm đoán, mà cả hai chỉ muốn con có được sự cân bằng trong cuộc sống thực và thế giới ảo, từ đó đảm bảo cho con những trải nghiệm trên Internet một cách phù hợp.

Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa?
PGS.TS Trần Thành Nam.

Trong quá trình tạo ra những hoạt động giải trí lành mạnh nhằm giảm bớt thời gian chơi game của con, cha mẹ nên cùng con cái tham gia các hoạt động chung để kéo con lại gần hơn với mình. Được thấu hiểu, quan tâm, đứa trẻ sẽ có xu hướng nghe lời hơn.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng cho rằng, có thể trong thời gian qua, việc kiểm soát hành vi giữa phụ huynh và con trẻ chưa được thực hiện một cách nhất quán. Hình thức quyên sinh có thể như một cách giúp em né tránh cảm xúc tiêu cực; hay đó có thể là hành động với mục đích làm cho cha mẹ hối tiếc; hoặc hành vi này đã được nhen nhóm từ lâu, em bị tổn thương tinh thần và tìm kiếm đến game như một biện pháp để giải tỏa, tuy nhiên lại bị bố mẹ cấm cản nên gây ra tâm trạng ức chế.

"Vụ việc đáng tiếc này xảy ra, có lẽ rằng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa rồi" - vị chuyên gia nhận định.

Giúp con thoát nghiện game

Trên thực tế, các vụ việc đau lòng liên quan đến trẻ nghiện game không phải mới xuất hiện. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách đồng hành cùng con, đưa con thoát khỏi tình trạng nghiện game. Đó là chưa kể, có những sự việc, phụ huynh đã có những biện pháp mạnh dẫn đến phản tác dụng...

Để quản lý con trong việc chơi game, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, cha mẹ có thể dần "cai nghiện" game online cho con bằng cách tạo ra một niềm vui khác, có thể là lên kế hoạch về hoạt động thể thao, vui chơi trong khoảng thời gian mà con rảnh rỗi; từ đó giúp ngắt mạch con ra khỏi game online.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cùng con định hướng trò chơi. Trên thực tế, bên cạnh nhiều tựa game không lành mạnh, thì có rất nhiều trò chơi điện tử phù hợp với lứa tuổi của trẻ, vừa mang tính văn hóa, giáo dục, vừa chứa đựng sự đấu tranh tích cực.

Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa?
Bố mẹ nên dành thời gian để chơi cùng con (ảnh minh họa)

Bố mẹ hãy thống nhất với trẻ rằng con không được chơi những game có nội dung bạo lực, đánh bạc hay khiêu dâm… bởi những game này không phù hợp với độ tuổi, đồng thời có thể khiến con rơi vào vòng luật pháp.

Phụ huynh cần quy định cho con thời gian chơi game, ví dụ như 6 tiếng/tuần, không nên quy định theo ngày bởi nếu lượng thời gian trong ngày quá ít, đứa trẻ sẽ không chấp nhận. Thậm chí, bố mẹ có thể trải nghiệm chơi game cùng con, để tìm hiểu tại sao con bị hấp dẫn, từ đó có thể đưa ra giải pháp cai game hiệu quả nhất.

Ngoài ra, đối với những trẻ nghiện game cực độ, để giúp con "cai nghiện", cha mẹ cần có sự quan tâm nhỏ nhất, bắt nguồn từ chính thú vui của con. "Ví dụ, con chơi game sẽ ảnh hưởng đến lưng, cổ, cột sống. Vì vậy, bố mẹ có thể nhắc nhở con khi chơi game thì nên ngồi theo tư thế nào, sau khi chơi hết một ván game cần đứng dậy, vận động, vươn vai ra sao… Từ sự quan tâm nhỏ đó, dần rồi tính đến việc giảm thời gian chơi game của con. Cần bắt đầu từ từ chứ không thể cấm cản khắc nghiệt".

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) vừa cứu sống một trường hợp trẻ bị ngộ độc nặng sau khi uống thuốc trừ sâu. Nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn gia đình.

Bệnh nhi là một cậu bé 14 tuổi, nghiện chơi điện tử. Mùa dịch căng thẳng, bé phải học online tại nhà. Mỗi lần xin mẹ tiền nạp để có 3G lên mạng, cậu bé cố tình xin nhiều hơn rồi cắt xén tiền để nạp card cho game. Một ngày, người dì phát hiện sự việc và báo cho mẹ bé, khiến hai mẹ con xảy ra cãi vã.

Bị ức chế tinh thần, chiều 20/10 cậu bé chạy ra sau nhà, tu một hơi hết 1/4 chai thuốc trừ sâu hoạt chất Abamectin. Chỉ 10 phút sau, bé sùi bọt mép, co giật và nhanh chóng rơi vào hôn mê.

Nội dung Nội dung "bẩn" tràn lan internet: Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ con trẻ?
Tâm thần vì chơi game gần 10 tiếng mỗi ngàyTâm thần vì chơi game gần 10 tiếng mỗi ngày
Thiếu niên nghiện game chém chủ tiệm tạp hóa cướp tiềnThiếu niên nghiện game chém chủ tiệm tạp hóa cướp tiền
"10X" trộm heo đất lấy tiền chơi game
"Game thủ" trộm tiền, bịa chuyện bị bắt cóc sang Trung Quốc
Coi chừng điên... vì Pokémon GOCoi chừng điên... vì Pokémon GO
Nguy cơ vào viện tâm thần vì ham bắt PokemonNguy cơ vào viện tâm thần vì ham bắt Pokemon

X.Hinh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.