Khánh Hòa: Thúc đẩy cho vay vốn nuôi biển công nghệ cao

17:49 | 30/07/2024

70 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ năm 2023 đến nay, ngành Ngân hàng Khánh Hòa đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy cung ứng vốn tín dụng cho vay nuôi biển công nghệ cao.
Quảng Nam đặt phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới lên hàng đầuQuảng Nam đặt phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới lên hàng đầu
Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo ở Phú YênĐẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo ở Phú Yên
Khánh Hòa: Thúc đẩy cho vay vốn nuôi biển công nghệ cao
Đại diện một ngân hàng tìm hiểu mô hình nuôi biển công nghệ cao ở huyện Vạn Ninh.

Phát triển nuôi biển công nghệ cao là chủ trương lớn của tỉnh nhằm từng bước thực hiện hiệu quả định hướng “phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường” được đề ra tại Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi biển công nghệ cao là nguồn vốn để người dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng.

Theo đó, ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ vốn tín dụng đối với 2 ngành lâm sản, thủy sản với mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1 đến 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Tính đến ngày 30/6, dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 4.103 tỷ đồng, với 4.344 khách hàng còn dư nợ, tăng 3,32% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay nuôi biển công nghệ cao đạt 12 tỷ đồng với 6 hộ Nuôi trồng thủy sản vay vốn.

NHNN Chi nhánh Khánh Hòa sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tích cực tiếp cận, thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu nuôi biển công nghệ cao với mức lãi suất ưu đãi, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án; tiếp tục tuyên truyền chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung và chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản nói riêng (gói tín dụng 30.000 tỷ đồng) đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phục vụ đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp…

Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải ngân cho vay vốn nuôi biển công nghệ cao hiện nay. Qua khảo sát của các ngân hàng, nhiều khách hàng không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận vốn vay. Trong khi đó, tài sản phục vụ cho nuôi biển công nghệ cao có giá trị lớn, nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nên chưa được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, chưa có doanh nghiệp bảo hiểm triển khai gói bảo hiểm cho nuôi biển công nghệ cao nên khách hàng chưa mạnh dạn đầu tư, ngân hàng cũng chưa mạnh dạn cho vay.

Đối với mô hình nuôi biển công nghệ cao, hiện nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa nắm rõ mô hình đầu tư này (hạ tầng, thiết kế lồng bè, con giống, công nghệ nuôi, chất lượng sản phẩm, định hướng tiêu thụ sản phẩm đầu ra...). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án của khách hàng vay vốn.

PV

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc