Kênh đào Suez có thể bị tắc nghẽn hàng tuần so với dự kiến
![]() |
Tắc nghẽn kéo dài sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với thương mại hàng hóa container, nhiên liệu giữa Trung Đông, Trung Quốc và EU (Đức phụ thuộc 16% vào nhập khẩu hoá chất qua Suez), dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng linh kiện, hàng hóa. Theo ước tính Bloomberg, hiện có khoảng 10 tỷ USD hàng hóa đang bị mắc kẹt, bao gồm 10 triệu thùng dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, LNG.
Số liệu thống kê cho thấy, hàng ngày, có khoảng 30% lượng hàng vận chuyển container thế giới đi qua kênh Suez dài 193 km và 12% tổng khối lượng thương mại toàn cầu tất cả các loại hàng hoá. Riêng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ đi qua đây 1,74 triệu bpd và 1,54 triệu bpd tương ứng (chiếm gần 8,3% toàn cầu). Tai nạn Suez lần này tác động bổ sung đẩy giá cước vận tải container, vốn đã đang ở mức cao do thiếu hụt container rỗng quay lại Trung Quốc, cước vận chuyển container 67,7 m3 từ Trung Quốc sang châu Âu hiện cao hơn gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái – 8.000 USD.
LB Nga đang được hưởng lợi từ sự cố này, mặc dù bị mắc kẹt 3 tàu LNG (Novatek) và hơn 2 triệu thùng dầu thô, nhưng khác với Trung Đông, châu Á, xuất khẩu sang thị trường châu Âu không bị gián đoạn và giá dầu thô được hỗ trợ. Ngoài ra, các công ty vận tải lớn có thể cân nhắc xem xét sơ đồ logistic thay thế - Tuyến đường biển Bắc của LB Nga hoặc vận chuyển container từ Trung Quốc sang châu Âu bằng đường sắt qua LB Nga. Trong vài tuần tới, nếu Suez vẫn bị kẹt, các tàu chở dầu Trung Đông sang châu Âu có thể chuyển sang tuyến đường thay thế - đi qua mũi Hảo vọng (Nam Phi) kèm theo khoảng cách gia tăng 9.700 km cùng chi phí 300.000 USD.
![]() |
![]() |
![]() |
Viễn Đông
-
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
-
Giá dầu hôm nay (13/5): Dầu thô tiếp tục leo dốc
-
Goldman Sachs dự đoán việc tăng sản lượng của OPEC+
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/5: Thu nhập giảm tại các công ty dầu mỏ lớn
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay bật tăng