Kế hoạch thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới

16:06 | 03/09/2021

1,232 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng tiểu ban Truyền thông, Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 vừa ký ban hành kế hoạch số 03 về Thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Theo đó kế hoạch với mục đích, yêu cầu là huy động các lực lượng truyền thông như báo chí, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, trang tin điện tử, mạng xã hội, mạng viễn thông, các công nghệ hỗ trợ phân tích, điều tiết xu hướng thông tin, để tạo đồng thuần, đoàn kết toàn dân chống dịch, tin tưởng ủng hộ các giải pháp mạnh, tăng cường của Chính phủ; phát hiện kịp thời các vấn đề nảy sinh để giải quyết, tham mưu kiến nghị, những giải pháp mới nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường; đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu xuyên tạc kích động sai sự thật về phòng chống dịch Covid-19; cung cấp thông tin thống nhất kịp thời chính xác nhất là thông tin thiết thực giúp nhân dân đảm bảo sinh hoạt thiết yếu; được chăm sóc sức khỏe; không gây hoang mang lo lắng nhưng cũng không gây tâm lý chủ quan trước dịch bệnh Covid-19.

Báo chí truyền thông trực tiếp tham gia chiến dịch lấy việc thông tin hướng dẫn góp ý giải pháp chống dịch hiệu quả ổn định đời sống vật chất tinh thần của nhân dân làm mục tiêu lớn nhất của công tác báo chí truyền thông.

Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về các mô hình giải pháp y tế phòng chống dịch về điều trị cho người nhiễm bệnh.

Thông tin trung thực khách quan, xây dựng và có trách nhiệm giúp trung ương và địa phương điều hành giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác phòng chống dịch, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hình ảnh và môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam.

Kế hoạch thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới
Báo chí tác nghiệp tại bệnh viện.

Thông tin tuyên truyền cân bằng kịp thời đúng bản chất dễ hiểu đối với các quyết sách và các giải pháp mới của ngành các ngành, các cấp, đặc biệt là giải pháp mới và y tế đảm bảo trung thực lương thực thực phẩm an ninh an sinh xã hội nhằm ngăn chặn đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh và tuân thủ các khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp kỹ năng phòng chống dịch.

Thông tin cân đối về công tác phòng chống dịch Covid-19 của các địa phương của Việt Nam và trên thế giới phù hợp với diễn biến dịch và mục tiêu của công tác phòng chống dịch theo từng giai đoạn.

Các tỉnh, thành phố, bộ, ngành thống nhất trong phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, cả về nội dung và tần suất tùy theo yêu cầu và diễn biến của công tác phòng chống dịch mỗi địa phương. Tùy tình hình, phải xây dựng kịch bản truyền thông trong đó lưu ý việc dự báo và đón bắt tâm lý của người dân để truyền thông sớm truyền thông chủ động hiệu quả tránh bị động; chọn lọc lắng nghe theo ý kiến đóng góp từ báo chí truyền thông phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Yêu cầu truyền thông phù hợp với từng giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, cụ thể:

- Khi đang giãn cách xã hội: Các cơ quan báo chí truyền thông chủ động chính xác trách nhiệm tuyên truyền để người dân không hoang mang, tin tưởng ủng hộ đối với các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ với mục tiêu lớn là an dân để người dân an toàn.

- Trong giai đoạn trạng thái bình thường mới: Các cơ quan báo chí truyền thông tích cực truyền cảm hứng, tuyên truyền để người dân không chủ quan khi dịch bệnh được kiểm soát, luôn đề cao cảnh giác, luôn tăng cường hướng dẫn người dân về các kỹ năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Tạo thói quen phòng chống dịch, truyền cảm hứng để người dân sáng tạo có nhiều ý kiến đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, khích lệ các sáng kiến, giải pháp mới trong lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc sau dịch bệnh Covid-19.

Khuyến khích cơ quan báo chí truyền thông có các thông điệp nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền vận động linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn tình hình trong thời gian tới như: Ai ở đâu ở yên đó; Ở nhà cho y bác sĩ về nhà; Cảm ơn các bạn luôn ở tuyến đầu vì chúng tôi; Mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ; Chống dịch vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất, hãy tiêm vắc-xin khi đến lượt để bảo vệ sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng...

Kế hoạch cũng nêu nội dung cụ thể để thực hiện, trong đó báo chí truyền thông cần tuyên truyền nổi bật các chỉ đạo, giải pháp hoạt động chống dịch của Chính phủ, bộ, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương, nỗ lực chăm sóc, chăm lo đời sống của người dân trong và sau thời gian thực hiện dẫn cách.

Đặc biệt là tầng lớp người nghèo người lao động tự do, tăng cường thông tin hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống dịch phòng dịch như: Thực hiện giãn cách, đảm bảo phòng chống dịch trong sinh hoạt hàng ngày, tự theo dõi cách ly điều trị tại nhà các kỹ năng bảo vệ sức khỏe sau dịch.

Tập trung thông tin về những nỗ lực trong công tác điều trị và các kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và điều trị các loại thuốc điều trị đang phát triển và thử nghiệm thành công trong nước; tiến độ tiếp nhận phân phối sử dụng và tiêm vắc-xin đảm bảo an toàn công khai minh bạch và miễn phí; tiến độ nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước; duy trì lượng thông tin phù hợp với hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, đầu tư, xuất nhập khẩu; tăng cường thông tin phổ biến kiến thức hữu ích phục vụ độc giả giúp họ định hướng cuộc sống và công việc.

Tăng cường đấu tranh phản bác các hành vi đưa tin sai lệch xuyên tạc về công tác phòng chống dịch Covid ở Việt Nam; các mạng xã hội trong nước trang tin điện tử tổng hợp tham gia tích cực vào việc lan tỏa các thông tin hữu ích, thiết thực giúp các ngành các cấp và người dân biết cách làm cụ thể, để đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu, ăn uống, sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe, tự bảo vệ bản thân và gia đình, tăng cường hỗ trợ sử dụng các nền tảng ứng dụng Zalo, Viber thông báo rộng rãi ngắn gọn các chính sách để giúp người dân yên tâm thực hiện.

Có giải pháp huy động các "KLOS", đặc biệt các tài khoản mạng xã hội có ảnh hưởng tốt trong giới báo chí, truyền thông cùng tham gia chia sẻ những quan điểm góc nhìn, cách làm có tác động tích cực đến hiệu quả chung của công tác phòng chống dịch; dùng những cơ chế phối hợp đặc biệt với mạng xã hội xuyên biên giới, bao gồm cả biện pháp kỹ thuật để xử lý bóc gỡ tin xuyên tạc, bóp méo, các quan điểm biện pháp chống dịch, có ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhân dân và ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống dịch ổn định xã hội.

Trong tình hình giãn cách xã hội, cần ưu tiên các phương tiện phương thức truyền thông chính sách nhanh và tốt nhất đến người dân, đặc biệt là người dân nghèo, người nhập cư ven khu đô thị, không tivi, không điện thoại thông minh, chính quyền khó quản lý, vì vậy sử dụng hệ thống loa truyền thanh, hệ thống loa di động để thông báo ngắn gọn các chính sách, đặc biệt là các thông tin chính sách cụ thể giúp dân, như lịch chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc đến người dân.

Các biện pháp chăm sóc F0 ở nhà, các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng xã, phường, sử dụng, trang bị thêm hệ thống truyền thanh cơ sở kể cả ở các đô thị lớn để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch, tăng cường tuyên truyền những giải pháp cách làm hay sáng kiến sáng tạo, đạt hiệu quả của chính quyền, ngành y tế, các lực lượng tham gia chống dịch, doanh nghiệp và người dân trong phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.

Về thông tin đối ngoại, tập trung thông tin tuyên truyền báo chí bằng tiếng nước ngoài về những biện pháp quyết liệt của chính phủ Việt Nam, của các địa phương nhằm kiểm soát thành công sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiểu các ca tử vong, điều trị thành công cho các bệnh nhân Covid-19, tăng cường thông tin cho người nước ngoài tại Việt Nam để họ hiểu, thực hiện và không gặp nhiều khó khăn trong công việc; Giải quyết các nhu cầu thiết yếu và chăm sóc sức khỏe, nêu bật các kết quả tích cực trong công tác kiểm soát, việc giảm tỉ lệ tử vong ở Việt Nam cũng như những khó khăn cần sự giúp đỡ chia sẻ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ngoại giao vắc-xin, tạo điều kiện để báo chí quốc tế tiếp cận thực địa ngay khi tình hình được kiểm soát cho kết quả ban đầu tốt.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nhắn tin SMS, gửi thông điệp qua nhạc chờ và qua các hình thức khác, đối với người dân trong khu vực đang thực hiện trợ cấp xã hội để gửi các thông tin khuyến cáo ngắn gọn, quan trọng cần người dân biết và tuân thủ thực hiện.

Ngoài ra, tổ chức tốt việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ, tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình công tác phòng chống dịch; lắng nghe các ý kiến phản hồi toàn diện về các biện pháp chiến thuật phòng chống dịch; có điều chỉnh để phù hợp tình hình thực tế; tổng hợp có chọn lọc các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, nhà khoa học, doanh nghiệp, bà con Việt kiều ở nước ngoài để cung cấp cho báo chí truyền thông và tham mưu điều chỉnh chính sách chiến thuật, giải pháp chống dịch.

Theo dõi thông tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, thống kê các dòng tin chính trong từng giờ, từ đó xác định sớm các dòng thông tin, các hướng khai thác thiếu tích cực, không có lợi chung để góp ý điều chỉnh ngay; xác định được các hướng thông tin đang nóng hàng giờ để điều chỉnh và có phương án sử dụng truyền thông báo chí để định hướng ngay; xác định xu hướng hoặc dòng thông tin tích cực trên mạng xã hội để báo chí lan tỏa...

Bộ TT&TT thần tốc triển khai Trung tâm chỉ huy trực tuyến phục vụ Thủ tướng chỉ đạo, điều hành chống dịchBộ TT&TT thần tốc triển khai Trung tâm chỉ huy trực tuyến phục vụ Thủ tướng chỉ đạo, điều hành chống dịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để “chặt ngoài, lỏng trong” trong phòng chống dịch COVID-19Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để “chặt ngoài, lỏng trong” trong phòng chống dịch COVID-19
Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân của Thủ tướngQuy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân của Thủ tướng
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường phía Nam về phòng, chống dịch COVID-19Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường phía Nam về phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng nêu 9 nhiệm vụ Hà Nội cần tập trung thực hiện trong phòng, chống dịchThủ tướng nêu 9 nhiệm vụ Hà Nội cần tập trung thực hiện trong phòng, chống dịch

PV