Iraq đàm phán mua S-300 của Nga sau các đòn tấn công tên lửa giữa Mỹ và Iran
![]() |
Hệ thống phòng thủ S-300 (Ảnh: Sputnik) |
Chủ tịch Ủy ban quốc phòng an ninh thuộc quốc hội Iraq, ông Mohammad Ridha, ngày 9/1 cho biết với Sputnik rằng, các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào các đơn vị Các đơn vị Động viên Nhân dân Iraq (lực lượng do Iran hậu thuẫn) buộc chính phủ nước này nối lại đàm phán thương vụ mua S-300 của Nga.
Ông Ridha nói ông không rõ hiện đàm phán đang ở giai đoạn nào, song khẳng định: “Tất cả những gì tôi biết về việc đó là đã có phê chuẩn từ giới lãnh đạo cấp cao Iraq về các cuộc đàm phán này”.
Ông cũng cho biết thêm, thương vụ sẽ khó tránh khỏi sự phản đối của Mỹ. "Chúng tôi đang chờ phản ứng của Mỹ về vấn đề này", ông nói.
Mỹ bị cho là đã gây sức ép lớn lên nhiều quốc gia mua hoặc có ý định mua các hệ thống phòng không của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ khi cương quyết mua các tổ hợp S-400 của Nga, trong khi Ấn Độ cũng có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt tương tự.
S-300 là hệ thống phòng thủ tên lửa có thể hạ gục các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến thuật tối tân được trang bị công nghệ tàng hình. S-300 cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình Tomahawk - một trong những vũ khí tấn công chủ lực trên các tàu khu trục của Mỹ.
Ngoài ra, S-300 cũng đủ khả năng đối phó với các tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 2.500 km và các tên lửa tầm trung được phóng từ các quốc gia láng giềng của Syria. Hệ thống phòng không S-300 có thể hoạt động ngay cả khi bị cản trở bởi hệ thống gây nhiễu hoặc các phương tiện tác chiến điện tử khác của đối phương.
Kế hoạch nối lại đàm phán để mua S-300 của Iraq được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở quốc gia này leo thang căng thẳng gần đây do các hành động quân sự của Mỹ và Iran. Hôm 3/1, Mỹ đã không kích giết tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, vì cho rằng ông này đứng đằng sau kế hoạch tấn công hàng loạt mục tiêu của Mỹ và cả các cuộc biểu tình đốt phá đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Để trả thù cho cái chết của tướng Soleimani, hôm 8/1, Iran nã hàng chục tên lửa vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq, trong đó có al-Asad - căn cứ không quân lớn nhất có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq.
Theo Dân trí
-
Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Iran: Không có rò rỉ phóng xạ sau các cuộc không kích của Mỹ - Israel
-
Nguyên nhân Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước