Hơn 11 triệu USD giảm thiểu ô nhiễm tại Việt Nam
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chính thức khởi động Dự án giảm thiểu ô nhiễm.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi lễ Khởi động Dự án giảm thiểu ô nhiễm |
Dự án thực hiện trong 5 năm với ngân sách dự kiến là 11,3 triệu USD do USAID tài trợ, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong việc nỗ lực giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường tại các khu vực mục tiêu thông qua cách tiếp cận tác động tập thể. Hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án thúc đẩy sáng kiến địa phương và tăng cường năng lực của các đối tác để xây dựng mạng lưới địa phương nhằm giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm trọng điểm tại Việt Nam.
Dự án chia làm 3 hợp phần. Hợp phần 1 hỗ trợ xây dựng và thực thi chính sách giảm thiểu ô nhiễm. Hợp phần 2 nhằm nâng cao năng lực cho các bên liên quan để triển khai thành công và duy trì bền vững hiệu quả các sáng kiến tác động tập thể. Hợp phần 3 sẽ triển khai các sáng kiến tác động tập thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thông qua tham vấn với các cơ quan chức năng, các tổ chức, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, Dự án đã xác định được 6 sáng kiến tác động tập thể để tập trung đầu tư và thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm trong thời gian tới, bao gồm: Sáng kiến Doanh nghiệp, cộng đồng và người tiêu dùng có trách nhiệm tiên phong giảm thiểu rác thải nhựa ở Việt Nam; sáng kiến Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế; sáng kiến Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ; sáng kiến Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt mở; sáng kiến Giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề; và sáng kiến Xây dựng nền tảng công khai minh bạch thông tin môi trường.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học xảy ra ở toàn cầu, biến đổi khí hậu cực đoan… đây là vấn đề hết sức gay gắt và phức tạp. Xu thế hiện nay là phải thay đổi tư duy, nhận thức, thay đổi mô hình phát triển, thay đổi hành động từ Nhà nước cho đến từng người dân. Cần chuyển đổi từ bị động, lúng túng, ứng phó chuyển sang chủ động, tiến tới nền kinh tế xanh. Cần chuyển đổi số, chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, bảo tồn để phát triển…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao dự án này; đồng thời nhấn mạnh, đây là sự kiện đặc biệt và quan trọng, không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị mà đòi hỏi năng lực, trình độ để chúng ta thay đổi; xây dựng được trình độ quản lý môi trường hướng tới hiện đại hơn. Với cách tiếp cận, dự án này mang tính chất xác lập nền tảng để hiện đại hóa từ trung ương đến địa phương. Dự án không chỉ xây dựng năng lực cho những người làm quản lý mà còn hợp tác công tư, điều này rất quan trọng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn các đối tác với tinh thần hợp tác mang lại những vấn đề lớn, như giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương; giải quyết chuyển đổi năng lượng…
Giám đốc USAID tại Việt Nam Aler Grubbs cho rằng, việc khởi động Dự án Giảm thiểu ô nhiễm là một phần quan trọng trong hợp tác giữa USAID và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước đó, hai cơ quan cũng đã ký một bản ghi nhớ vào tháng 1/2022 với mục tiêu cải thiện các kết quả về môi trường và Dự án Giảm thiểu Ô nhiễm là một dấu mốc đầu tiên.
Cũng tại sự kiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Winrock International đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.
N.H
![]() |
![]() |
![]() |
-
Nghị viện châu Âu thông qua lệnh cấm bán ô tô chạy xăng, dầu
-
Sự “ngược chiều” của biến đổi khí hậu
-
Hồ Sơ ExxonMobil
-
Các công ty lớn có thể đối mặt với hóa đơn 100 tỷ USD/năm để xử lý chất thải nhựa
-
Tổng quan những biện pháp khí hậu của Mỹ trong năm 2022
-
Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học
-
Nghị viện châu Âu thông qua lệnh cấm bán ô tô chạy xăng, dầu
-
Sự “ngược chiều” của biến đổi khí hậu
-
Hồ Sơ ExxonMobil
-
Các công ty lớn có thể đối mặt với hóa đơn 100 tỷ USD/năm để xử lý chất thải nhựa
-
Tổng quan những biện pháp khí hậu của Mỹ trong năm 2022
-
Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học
- Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
- Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
- Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
- Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”
- Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
- Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
- Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
- Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”
- Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái
- Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng thiếu cát ở miền Trung và Tây Nam Bộ
- Emirates tái chế hơn 500 tấn nhựa và thủy tinh mỗi năm
- Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030
- TPHCM khởi công dự án hồi sinh kênh Tham Lương
- Ngày 25/3 sẽ diễn ra Giờ Trái đất 2023
-
Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
-
Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
-
Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
-
Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
-
Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023