Hơn 1.000 người dân sống không điện, không đường, không sóng điện thoại

19:00 | 11/10/2023

69 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hàng trăm hộ dân thuộc thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sống cảnh không điện, không đường và không sóng điện thoại trên đất Kon Tum. Thiếu thốn đủ bề khiến cái nghèo bủa vây cả làng.
Lượng mưa thấp, hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạtLượng mưa thấp, hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt
Hàng trăm hộ dân sống giữa sông Thu Bồn mong lắm một cây cầuHàng trăm hộ dân sống giữa sông Thu Bồn mong lắm một cây cầu
Điện về Điện về "Xóm đèn dầu"
Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảoBố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo

Hơn 1.000 nhân khẩu thuộc 238 hộ dân thuộc thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sinh sống trên vùng đất thuộc địa giới hành chính xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, Kon Tum.

Nhiều đời nay, hàng trăm hộ dân nơi đây đều chung cảnh không điện, không đường và không sóng điện thoại.

Hơn 1.000 người dân sống không điện, không đường, không sóng điện thoại
Những cụm dân cư sống lay lắt trong cảnh "nhiều không" ở Kon Tum (Ảnh: Phạm Hoàng).

Ngôi làng nằm cách TP Kon Tum gần 300km. Để lên được đây, chúng tôi phải vượt qua cung đường quanh co, men theo sườn núi thuộc dãy Đông Trường Sơn, băng qua rừng nguyên sinh trong khoảng 5 giờ.

Theo người dẫn đường, ngôi làng này được hình thành từ rất lâu. Bà con thường chọn các sườn đồi, núi cao để dựng nhà. Đa số là người đồng bào Ca Dong, Xơ Đăng.

Tuy vùng đất khó khăn, thiếu thốn đủ Bề nhưng bà con vẫn muốn tiếp tục sinh sống ở đây (Ảnh: Phạm Hoàng).
Tuy vùng đất khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng bà con vẫn muốn tiếp tục sinh sống ở đây (Ảnh: Phạm Hoàng).

Vì cách xa khu dân cư nên ngôi làng này hầu như chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng. Để có ánh sáng, bà con dùng máy phát điện nhờ sức nước hoặc năng lượng mặt trời. Khi cần gọi điện thoại, người dân phải chạy lên đỉnh núi cao mới bắt được sóng chập chờn.

Ông Hồ Văn Linh (44 tuổi) chia sẻ, gia đình ông ở đây từ năm 1975. Ông có 3 người con, 2 người con đầu đã có gia đình và dựng nhà ở sát nhau. Còn người con út đang học lớp 8 ở xã Trà Vinh.

"Gia đình sinh sống trên mảnh đất này từ thời cha ông. Tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng tôi và bà con trong làng đều không muốn di dời đi chỗ khác. Tôi mong muốn chính quyền sớm đưa điện, làm đường để bà con thuận tiện trong việc đi lại và sinh hoạt", ông Linh cho hay.

Cuộc sống bị cô lập nên cái nghèo cứ bủa vây lấy hàng trăm hộ dân (Ảnh: Phạm Hoàng).
Cuộc sống bị cô lập nên cái nghèo cứ bủa vây lấy hàng trăm hộ dân (Ảnh: Phạm Hoàng).

Các thế hệ gia đình bà Hồ Thị Lê cũng sinh sống trên mảnh đất từ lâu đời. Bà Lê bộc bạch: "Bao đời nay, cộng đồng bà con đã sống ở đây. Con cái sinh ra thì phát nương, dựng nhà để cho ra ở riêng. Vì điều kiện khó khăn, không có đường, điện nên bà con chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi.

Tôi mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để người dân được cấp sổ đỏ, hướng dẫn bà con vay vốn, phát triển kinh tế", bà Lê mong mỏi.

Không có điện nên các hộ dân chỉ sống dựa vào đèn dầu, bếp củi trong đêm tối (Ảnh: Phạm Hoàng).
Không có điện nên các hộ dân chỉ sống dựa vào đèn dầu, bếp củi trong đêm tối (Ảnh: Phạm Hoàng).

Tuy sống trên địa giới hành chính thuộc xã Đăk Nên, huyện Kon Plông nhưng bà con ở đây đa số đều đăng ký hộ khẩu ở xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Trong thôn có một phòng học dành cho bậc mẫu giáo được xây tạm bợ, bên cạnh là 2 phòng học lớp 1 và lớp 2. Các giáo viên đều được điều động từ xã Trà Vinh lên đứng lớp.

Lên lớp 3, các học sinh trong làng phải vượt hơn 10km đường rừng để đến xã Trà Vinh đi học. Mỗi khi ốm đau, bệnh tật nặng, người dân phải dùng xe máy chở người bệnh xuống Trạm y tế xã Trà Vinh để chữa trị.

Ông Phạm Thanh Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Nên, cho biết hiện có 238 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu thuộc thôn 3 của xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đang sinh sống, canh tác trên địa bàn xã Đăk Nên.

Việc này gây khó khăn cho cả 2 tỉnh trong việc quản lý dân cư, đầu tư phát triển hạ tầng, phục vụ dân sinh.

Kon Tum đã có phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp bà con an cư, lạc nghiệp (Ảnh: Phạm Hoàng).
Kon Tum đã có phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp bà con an cư, lạc nghiệp (Ảnh: Phạm Hoàng).

Thời gian qua, hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã tổ chức họp để có phương án hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc ở khu vực dân cư này.

"Theo đó, xã vẫn giữ quan điểm về địa giới hành chính. Huyện đang lên kế hoạch để làm việc và họp dân lấy ý kiến để đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con yên tâm phát triển kinh tế", ông Nam cho hay.

Theo Dân trí