Hoàng thành Thăng Long xưa và nay

06:15 | 13/11/2022

1,159 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 2010.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh Hoàng thành Thăng Long xưa - nay để chạm vào mảnh ký ức mang đậm dấu ấn lịch sử rất riêng của Hà Nội:

Đoan Môn. Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành: Vòng ngoài gọi là La Thành, giữa là Hoàng Thành, trong cùng là Cấm Thành. Đoan Môn là cổng chính dẫn vào Cấm Thành (nơi ở, làm việc của vua và hoàng gia).

Đoan Môn.

Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành: Vòng ngoài gọi là La Thành, giữa là Hoàng Thành, trong cùng là Cấm Thành. Đoan Môn là cổng chính dẫn vào Cấm Thành (nơi ở, làm việc của vua và hoàng gia).

Các góc khác của Đoan Môn. Đoan Môn nguyên được khởi dựng từ thời Lý (1010 – 1225). Công trình hiện nay được xây dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) và được trung tu, sửa sang vào thế kỷ XIX và những năm cuối thế kỷ XX. Đoan Môn có cấu trúc hình chữ U quay vào phía trong Cấm Thành, được xây bằng đá và gạch vồ, từ Đông sang Tây dài 46,5m; có 5 vòm cửa, vòm cửa chính giữa dành riêng cho vua đi. Phía trên là vọng lâu (lầu quan sát), được xây dựng từ thời Nguyễn và được trùng tu sau này.

Các góc khác của Đoan Môn.

Đoan Môn nguyên được khởi dựng từ thời Lý (1010 - 1225). Công trình hiện nay được xây dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) được trùng tu, sửa sang vào thế kỷ XIX và những năm cuối thế kỷ XX. Đoan Môn có cấu trúc hình chữ U quay vào phía trong Cấm Thành, được xây bằng đá và gạch vồ, từ Đông sang Tây dài 46,5m; có 5 vòm cửa, vòm cửa chính giữa dành riêng cho vua đi. Phía trên là vọng lâu (lầu quan sát), được xây dựng từ thời Nguyễn và được trùng tu sau này.

Toàn cảnh bên trong Hoàng thành Thăng Long.
Toàn cảnh bên trong Hoàng thành Thăng Long xưa.
khu trưng bày các cổ vật bên trong Hoàng thanh Thăng Long hiện nay.
Khu trưng bày các cổ vật bên trong Hoàng thành Thăng Long hiện nay.
Hoàng thành Thăng Long xưa và nay
Cổ vật được trưng bày.
Hoàng thành Thăng Long xưa và nay
Súng thần công, khắc chữ "Tứ đại súng, nhất hiệu".
Cửa Đông Hoàng thành Thăng Long.
Cửa Đông Hoàng thành Thăng Long.
Cửa Tây Nam Hoàng thành Thăng Long.
Cửa Tây Nam Hoàng thành Thăng Long.
Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long.
Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long.
vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882.
Cửa Bắc còn vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882.
Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 thời Lê, trên nền Điện Càn Nguyên thời Lý, Điện Thiên An thời Lý - Trần. Đến thời Nguyễn, vua Gia Long cho xây dựng một toà thành mới theo kiểu Vauban, Điện Kính Thiên thời Lê vẫn là trung tâm của khu Hành cung thời Nguyễn, mặc dù quy mô đã thu hẹp hơn trước. Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên là Điện Long Thiên. Năm 1886, người Pháp đã phá toà Điện này để xây dựng Sở chỉ huy phaó binh quân đội Pháp.

Điện Kính Thiên.

Được xây dựng năm 1428 thời Lê, trên nền Điện Càn Nguyên thời Lý, Điện Thiên An thời Lý - Trần. Đến thời Nguyễn, vua Gia Long cho xây dựng một toà thành mới theo kiểu Vauban, Điện Kính Thiên thời Lê vẫn là trung tâm của khu Hành cung thời Nguyễn, mặc dù quy mô đã thu hẹp hơn trước. Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên là Điện Long Thiên. Năm 1886, người Pháp đã phá toà Điện này để xây dựng Sở chỉ huy pháo binh quân đội Pháp. Hiện nay còn lại nền đất và thềm rồng.

Thềm rồng Điện Kính Thiên.
Thềm rồng Điện Kính Thiên.
Nhà D67 được xây dựng năm 1967, ở phía Bắc nền Điện Kính Thiên. Toà nhà có kiến trúc hiện đại, tường bê tông dày 60cm. Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 2004, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân uỷ Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, đề ra các quyết sách chiến lược chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, xã hội chủ nghĩa.
Nhà D67 được xây dựng năm 1967, ở phía Bắc nền Điện Kính Thiên. Toà nhà có kiến trúc hiện đại, tường bê tông dày 60cm. Từ năm 1967 đến tháng 4/2004, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, đề ra các quyết sách chiến lược chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, có kiến trúc gốc thời Nguyễn (1821), xưa là nơi ở của các cung tần mỹ nữ hộ giá nhà vua mỗi khi tuần du Bắc Hà. Cuối thế kỷ XIX, Hậu Lâu bị hư hại nặng, người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay. Hậu Lâu là một kiến trúc gồm 3 tầng , được xây bằng gạch trát vữa, lớp mái phía trên lợp kiểu ngói ống, các đầu đao trang trí rồng.
Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, có kiến trúc gốc thời Nguyễn (1821), xưa là nơi ở của các cung tần mỹ nữ hộ giá nhà vua mỗi khi tuần du Bắc Hà. Cuối thế kỷ XIX, Hậu Lâu bị hư hại nặng, người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay. Hậu Lâu là một kiến trúc gồm 3 tầng , được xây bằng gạch trát vữa, lớp mái phía trên lợp kiểu ngói ống, các đầu đao trang trí rồng.
Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê với mục đích để làm đài quan sát (cửa sổ ở đỉnh có thể bao quát toàn bộ thành phố cả vùng nôi – ngoại thành). Đó là lý do thực dân Pháp đã không phá hủy trong giai đoạn chúng tạm chiếm 1894 – 1897.
Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê với mục đích để làm đài quan sát (cửa sổ ở đỉnh có thể bao quát toàn bộ thành phố cả vùng nội - ngoại thành). Đó là lý do thực dân Pháp đã không phá hủy trong giai đoạn tạm chiếm 1894 - 1897.

* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh sưu tầm.

Minh Đức