Hoang mang trước "ma trận" thuốc bảo vệ thực vật

07:58 | 04/08/2018

404 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không chỉ những người dân trực tiếp làm nông nghiệp mới có nguy cơ phơi nhiễm, mà ngay cả người dân ở thành phố không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng bị phơi nhiễm.
hoang mang truoc ma tran thuoc bao ve thuc vatNhững cảnh báo không thể bàng quan!
hoang mang truoc ma tran thuoc bao ve thuc vatLạng Sơn: Tiêu hủy 3 tấn thuốc bảo vệ thực vật cực độc
hoang mang truoc ma tran thuoc bao ve thuc vatThu giữ hàng trăm chai thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Sau khi lấy mẫu ở 4 huyện của Hà Nội, ghi nhận gần 50% người xét nghiệm nhiễm thuốc trừ sâu trong máu, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) tiếp tục test nhanh ở xã Nhân Nghĩa (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Kết quả cho thấy, cứ 10 người được test thì có tới 6 người bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, nuôi trồng như hiện nay thì thông tin về con số kết quả xét nghiệm trên tuy không có gì bất ngờ, nhưng nó vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.

hoang mang truoc ma tran thuoc bao ve thuc vat
Nguy cơ từ thuốc bảo vệ thực vật không loại trừ bất cứ ai

Đúng là không thể không quan tâm bởi nó phần nào cho thấy, nguy cơ từ thuốc bảo vệ thực vật không loại trừ bất cứ ai, bất cứ thứ gì cũng có thể là nguồn lây nhiễm. PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cho biết: "Không chỉ người trực tiếp sản xuất, mà người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu".

Liên quan đến kết quả xét nghiệm của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, mặc dù đáng báo động nhưng người viết đồng ý với quan điểm của PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) rằng thông số, tiêu chí mang tính chung chung, dễ gây tâm lý lo sợ cho người dân.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, việc có thuốc bảo vệ tồn dư trong máu ở đây được hiểu rất vô cùng, chung chung. "Có" có thể chỉ là lượng ít, chưa ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu nói chính xác phải là đang có ở mức độ nào, vượt mức cho phép hay chưa, đã gây độc mạn tính chưa hay vẫn dưới hoặc bằng mức cho phép... Việc chỉ nói có thôi là vô trách nhiệm, gây hoang mang. Như vậy, người cung cấp chưa cung cấp đủ thông tin hoặc bằng cách nào đó, thông tin chưa được truyền tải đầy đủ tới người dân.

Thật ra, kết quả test ở hai địa phương trên chỉ là một góc nhỏ của vấn đề. Nếu như đọc lên những con số thống kê từ các cơ quan chức năng càng khiến cho chúng ta cảm thấy "sởn da gà", thậm chí là hoang mang.

Chẳng hạn: Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, Quý I/2018, Việt Nam chi hơn 208 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu. Mặc dù con số này đã giảm so với cùng kỳ song mặt hàng này vẫn có tỷ lệ nhập khẩu cao. Đặc biệt, hơn 50% giá trị nhập khẩu là từ Trung Quốc.

Còn thống kê từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với 4.080 thương phẩm. Mặc dù vậy, nhiều năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam ngoài nhập thuốc trừ sâu còn nhập cả phân bón lớn từ nước ngoài.

Chưa dừng lại ở đó, một con số báo cáo của cơ quan chuyên trách Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có khoảng 220.000 vụ tử vong.

Ghi nhận của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 115.000 người Việt chết vì bệnh ung thư, tương đương với 315 người/ngày. Những làng thuần nông về ung thư không chỉ có ở Nghệ An hay Hòa Bình mà còn xuất hiện tại các tỉnh như: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế hay Bình Thuận..v..v.

Thế nên mới nói, với tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan như hiện nay thì không chỉ những người dân trực tiếp làm nông nghiệp mới có nguy cơ phơi nhiễm, mà ngay cả người dân ở thành phố không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng bị phơi nhiễm, việc phơi nhiễm đó không khác gì quả bom nổ chậm.

Các hóa chất bảo vệ thực vật như: Phospho hữu cơ, Carbamat, Pyrethroid và một số chất khác như Aldicarb, Camphechlor, thuốc diệt cỏ..v..v.. với hàng trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xác định ngộ độc chất gì.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp ung thư, mắc bệnh viêm phổi, suy gan, suy thận, ngộ độc thực phẩm, hóa chất độc hại thời gian qua đã cho thấy mức độ nguy hại nếu như người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Trước những mối lo thực phẩm bẩn, không an toàn, có khá nhiều người đã thay đổi thói quen mua hàng, hay tự tăng gia sản xuất để "an lòng" hơn. Tuy nhiên, làm sao để tránh được nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật? Câu hỏi này sẽ không có lời giải khi "ma trận" thuốc bảo vệ thực vật không được cơ quan chức năng kiểm soát và hóa giải.

Enternews

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc