Hoại tử hậu môn vì tự điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam

15:57 | 11/10/2019

303 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ 11 năm nay nhưng không đi bệnh viện thăm khám, điều trị mà tự ý bôi thuốc nam khiến vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn bị hoại tử.    
bi hoai tu hau mon vi tu dieu tri benh tri bang thuoc namNhiễm trùng chân vì đắp thuốc nam không rõ nguồn gốc
bi hoai tu hau mon vi tu dieu tri benh tri bang thuoc namĐắp thuốc nam chữa bỏng, chân bé trai bị nhiễm trùng nặng
bi hoai tu hau mon vi tu dieu tri benh tri bang thuoc namTự uống thuốc nam điều trị u thực quản, bệnh nhân đau tức vùng ngực
bi hoai tu hau mon vi tu dieu tri benh tri bang thuoc namĐắp thuốc nam chữa trĩ, 2 người bị hoại tử hậu môn

Bệnh nhân là chị Trần Thị K., 31 tuổi, quê ở Bắc Giang. Theo chia sẻ của người nhà, chị K. bị bệnh trĩ nhiều năm nay nhưng chưa từng đi khám, điều trị tại cơ sở y tế. Khoảng 1 tháng nay, chị K. thấy đau rát nhiều, đi vệ sinh khó khăn, trĩ có biểu hiện sưng to hơn trước.

Được một người bạn giới thiệu sử dụng thuốc nam, chị K. mang về bôi, thuốc chảy rớt xuống vùng hậu môn khiến chị thấy đau rát, bỏng và loét vùng hậu môn.

bi hoai tu hau mon vi tu dieu tri benh tri bang thuoc nam
Các bác sĩ phẫu thuật cắt lọc búi trĩ cho bệnh nhân

Thật không may, sau khi dùng thuốc, búi trĩ không những không khỏi mà trĩ sa to nhiều hơn, khiến đau rát nhiều hơn cả trước khi chưa sử dụng thuốc. Đến khi búi trĩ có nhiều điểm tím đen thì gia đình mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯ QĐ) 108 khám.

Qua thăm khám, bác sĩ Bệnh viện TƯ QĐ 108 chẩn đoán bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp độ IV, hoại tử rộng vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn.

Các bác sĩ đã cắt lọc búi trĩ hoại tử, làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma, sau đó tiếp tục điều trị ngâm rửa để chờ phẫu thuật những lần tiếp theo.

PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa cho biết: “Bệnh nhân K. cần phải phẫu thuật nhiều lần mới hy vọng cải thiện một phần chức năng tự chủ của hậu môn. Di chứng rất nặng nề sau điều trị, nguy cơ bệnh nhân bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do tổn thương cơ thắt hậu môn và có thể phải tạo hình cơ thắt hậu môn bằng cơ thon”.

TS. Dương cho biết thêm, những bệnh nhân trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu…

Bệnh nhân cần được khám một cách tỉ mỉ, tổng thể để có một phương án điều trị tốt nhất.

Tại khoa Phẫu thuật Hậu môn trực tràng, Bệnh viện TƯ QĐ 108, các bác sĩ đã và đang áp dụng các phương pháp điều trị như: thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo triệt mạch trĩ, cắt trí bằng các dụng cụ dao hàn mạch, dao siêu âm, laser, phẫu thuật cắt trĩ Longo…

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc mới hy vọng khỏi bệnh.

TS. Dương cũng khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức, tìm hiểu thuốc trước khi sử dụng. Hiện nay các loại thuốc không rõ nguồn gốc, các phương pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học mà nhiều người dân áp dụng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp của bệnh nhân K. là ví dụ. Vì dùng thuốc không rõ nguồn gốc đã để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Những bệnh nhân mắc bệnh vùng hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh trĩ cần đến khám ở các cơ sở y tế chuyên về hậu môn - trực tràng để có chẩn đoán một cách chính xác, đầy đủ và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Nguyễn Bách