Giám đốc IMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi dù vẫn còn rủi ro
Trong một bài phát biểu tại Bắc Kinh ngày 18/3, Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết “Các nền kinh tế toàn cầu đang trên đường phục hồi nhưng cơ hội thì không có nhiều cho những thủ đoạn và chính sách sai lầm”.
Theo bà Lagarde, các dấu hiệu ổn định cho thấy các hành động chính sách đã được thực hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang được giải quyết với sự lạc quan mới về các chỉ số kinh tế Mỹ và bước tiến quan trọng mà châu Âu đã đạt được trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực với những nỗ lực mới nhất từ Hy Lạp.
“Nền kinh tế thế giới đã hồi phục trở lại từ bờ vực và chúng ta có lý do để lạc quan hơn nhưng lạc quan không có nghĩa là bị ru ngủ bởi chúng ta vẫn phải đối phó với những lỗ hổng lớn về kinh tế và tài chính”, bà Lagarde nhấn mạnh.
Đồng thời, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chỉ ra rằng hệ thống tài chính mỏng mảnh với gánh nặng nợ công và tư nhân cao dai dẳng ở các các nền kinh tế phát triển là 1 trong 3 rủi ro chính của nền kinh tế toàn cầu. “Thứ hai, sự tăng giá của dầu mỏ đang trở thành một mối đe dọa tăng trưởng toàn cầu và thứ 3 là nguy cơ hoạt động tại các nền kinh tế đang phát triển sẽ chậm lại trong trung hạn”, bà nói.
Theo bà Lagarde, nạn thất nghiệp cần được khắc phục và mọi quốc gia phải kiên trì với những nỗ lực chính sách của họ nếu các tiến bộ đạt được trong việc ổn định nền kinh tế toàn cầu là vì một nền kinh tế với triển vọng tốt hơn trước. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển phải tiếp tục hỗ trợ kinh tế vĩ mô và theo đuổi một chính sách tài chính cân bằng, cùng với cải cách lĩnh vực tài chính và cải cách cơ cấu, thể chế để khắc phục hậu quả do khủng hoảng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Về phần mình, các nền kinh tế thị trường mới nổi cần phải hiệu chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô của mình vừa để bảo vệ mình, chống lại “bụi phóng xạ” từ các nền kinh tế phát triển vừa để chống đỡ với áp lực quá nóng từ trong nước.
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng đánh giá cao kỹ năng lãnh đạo và chính sách chuyên nghiệp của Trung Quốc khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ cũng như ảnh hưởng của cường quốc này trong các tổ chức toàn cầu như IMF và nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).
Theo bà Lagarde, có 3 vấn đề ưu tiên cho Trung Quốc: Đầu tiên là hỗ trợ tăng trưởng; Thứ hai là thay đổi điều khiển tăng trưởng kinh tế từ đầu tư và xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước và thứ ba là phát tán tài sản rộng rãi hơn.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Giám đốc IMF đã kêu gọi các nền kinh tế toàn cầu đoàn kết vượt qua khủng hoảng bởi: “Tất cả chúng ta được kết nối với nhau và đang bị ảnh hưởng bởi các hành động chính sách của nhau. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho sự thành công cùng nhau”.
Phương Anh (Theo Reuters)
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Tin tức kinh tế ngày 25/10: Thu ngân sách cả năm 2024 ước tăng trên 10%
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Tin tức kinh tế ngày 1/10: Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 17/7: IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ