Giải mã vì sao doanh nghiệp Việt Nam không “lớn” được

09:59 | 07/02/2016

1,882 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Gần đây báo chí bàn tán nhiều về chuyện 99% doanh nghiệp Việt Nam khối tư nhân không có động lực để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô. Và cho đến giờ, có rất ít doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh trong đất nước có thị trường lớn với hơn 90 triệu dân. Vì sao doanh nghiệp Việt Nam không lớn được và cách nào giúp nền kinh tế phát triển. Hãy cùng Đại Kỷ Nguyên giải mã vấn đề này.
giai ma vi sao doanh nghiep viet nam khong lon duoc
Theo phản ánh của các chủ doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quy mô càng lớn và kinh doanh càng thành công thì thường phải đối mặt với nhiều sức ép hơn do phí tuân thủ thủ tục hành chính cũng nhiều hơn, bị thanh tra kiểm tra nhiều hơn, cũng như dễ bị các cơ quan hành chính và thuế nhũng nhiễu hơn. (Ảnh minh họa: Getty images)

Từ lịch sử, “giàu là tội lỗi”, ý chí làm giàu bị thui chột

Nhớ lại một thời ấu trĩ 1954, thời kỳ cải cách ruộng đất, thống kê trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Những người giàu này bị tịch thu toàn bộ tài sản, ruộng đất, bị giết chết oan ức, bị đấu tố sỉ nhục. Con cháu của họ không được tham gia vào làm việc nhà nước, không được đi học đại học, không được vào hợp tác xã, phải ra ở rìa làng. Những ký ức thời kỳ này thật kinh hoàng, người lớn tuổi ở miền Bắc đến nay vẫn chưa quên, khi đó chỉ thành phần cố nông là hãnh diện, còn giàu là tội lỗi, là bóc lột.

Đến năm 1978, thực hiện cải cách công thương, nhà nước có quy định tư nhân không được tích trữ vàng, bạc, ngoại tệ, ai có trên 2 chỉ vàng phải khai báo, nếu phát hiện được sẽ bị tịch thu. Chủ doanh nghiệp bị coi là tư sản, là con đỉa hút máu, bóc lột người lao động. Còn nhớ ở Hà Nội khi đó có ông Vua Lốp, chuyên làm gia công lốp xe đạp, rất giàu có, có nhà 2 tầng nhưng lúc nào cũng phải giả nghèo khổ vì sợ bị tịch thu. Tư tưởng kinh tế tập thể, hợp tác xã này đã đập tan mầm mống kinh tế tư nhân, chỉ sản xuất theo kế hoạch, cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo, không ai dám làm giàu.

Đến năm 1986, đất nước bước vào đổi mới, đã cởi trói cho kinh tế tư nhân, tạo khởi sắc cho kinh tế thị trường và nền kinh tế phát triển. Từ chỗ nghèo đói, phải nhập lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm 1990, kinh tế còn khó khăn, kinh tế tư nhân còn chưa phát triển nhưng đã nổi lên nhiều doanh nhân như Tăng Minh Phụng, Nguyễn Văn Mười Hai… Nhưng rồi các doanh nhân đó hơi lớn là đã bị bắt, xử lý do phá rào, đi trước chính sách.

Ông Tăng Minh Phụng phá rào và cái giá phải trả

Đến gần đây báo chí mới dũng cảm nhận định rằng ông Tăng Minh Phụng thực sự là doanh nhân Việt thành công, đã phá rào đi trước chính sách khi kinh tế thị trường mới nhen nhóm ở Việt Nam. Vì thế ông và nhiều người cùng thời đã bị bắt, bị xử tử hình.

Các nhà phân tích cho rằng trong số những bài học rút ra từ vụ án kinh tế lớn nhất của đất nước ta thế kỷ trước, thì mô hình công ty mẹ – công ty con của ông Tăng Minh Phụng đã được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Có người còn cho rằng sự hy sinh của ông Phụng để mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển cũng rất đáng được ghi nhận.

Năm 1994, ông là chủ của công ty may với gần 10 nghìn công nhân, từng nắm cả chục nghìn tỷ trong tay (riêng vay ngân hàng 4.000 tỷ, lúc đó là một khoản tiền cực lớn), nhưng Giám đốc công ty Minh Phụng sống đơn giản, không tiêu pha lãng phí, không rượu bia như bao người. Tạo lập một doanh nghiệp tư nhân chuyên gia công may mặc, giày dép xuất khẩu lớn mạnh, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước ngay trong những năm đầu đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường không phải ai cũng làm được.

Khát vọng làm giàu mạnh mẽ của người đàn ông đã sống một thủa hàn vi vất vả, chắt chiu từng đồng tiền kiếm được luôn là chính đáng bởi Tăng Minh Phụng là người biết trân trọng mồ hôi, công sức để kiếm ra những đồng tiền đó. Qua các câu chuyện kể về Minh Phụng, không ai không bảo Phụng là người có cả tài, cả tâm. Tuổi trẻ, sức lực, tâm huyết Tăng Minh Phụng đều dồn vào công việc. Nếu nói Tăng Minh Phục tử vì đạo kinh doanh của mình không hề sai. Niềm vui duy nhất của ông là con cái và đam mê lớn nhất là công việc.

Nhưng đau đớn hơn khi Tăng Minh Phụng phải lãnh bản án khắc nghiệt nhất, nhiều giọt nước mắt của những người công nhân đã rơi xuống khi nghe thông tin ấy không chỉ bởi tương lai mờ mịt của chính họ mà còn bởi cái tình họ dành cho ông chủ Tăng Minh Phụng.

Phải chăng đây là một thất bại của chính sách kinh tế không theo kịp cuộc sống. Sau Tăng Minh Phụng không còn ai dũng cảm làm giàu nữa, vì cùng thời ông thì hầu như cứ ai giàu lên là sẽ bị bắt, tù tội. Do chính sách không theo kịp, đã tạo thành nút thắt, thắt lại mọi ước vọng làm giàu chính đáng của các doanh nhân.

Đây là một bài học về chuyện đổi mới đi trước, sau chuyện bị làm kiểm điểm của ông Kim Ngọc, cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú. Kim Ngọc là người khởi xướng việc “khoán hộ” trong nông nghiệp ở Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Tuy nhiên thời bấy giờ, do áp dụng một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô cũ mà sáng kiến của ông không được trọng dụng, lại còn bị bắt phải làm kiểm điểm và tự nhận “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ”. Tuy nhiên sau đó, sáng kiến “khoán hộ” hay “Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã” năm 1966, đã dẫn đến “khoán 10” hay “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988”, tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt Nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.

Chuyện Ông Dũng lò vôi kiện chủ tịch tỉnh Bình Dương

Gần đây nhất, tháng 7/2014, bị tỉnh Bình Dương bức ép doanh nghiệp vì quá nhiều “lệ”, ông Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam đã làm đơn kiện ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vì chậm trễ cấp phép đầu tư làm ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp đã gây “bão” trong dư luận.

Theo Báo Dân Việt đưa tin ông Dũng nói mong muốn những cái “lệ” được xóa bỏ ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung để môi trường đầu tư thật sự lành mạnh, là một lời thỉnh cầu để cứu lấy hàng vạn doanh nghiệp của cả nước, các doanh nghiệp khác phá sản rồi đi đến tù tội, kinh tế thì băng hoại bởi do đâu; do cái “lệ”, nó cũng là mầm mống để đóng góp cho nền kinh tế và doanh nghiệp phá sản, đứng trên bờ vực thẳm.

Đến chuyện ngày nay doanh nghiệp Việt không chịu “lớn”!

Theo thống kê, cả nước hiện đang có khoảng 550.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm 2% tổng số, số doanh nghiệp quy mô vừa cũng là 2%, còn 96% là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Về đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 44%, bao gồm kinh tế hộ là 33%, doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ là 11% GDP. Có nghĩa là 96% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ mà phần lớn là hộ doanh nghiệp lại đang có mức đóng góp vào tăng trưởng GDP cao hơn khoảng 3 lần so với 2% các doanh nghiệp trung bình.

Cục phát triển DN (Bộ Kế hoạch đầu tư) thừa nhận, ở khu vực DNNVV đang có xu hướng phát triển không ổn định, không dài hạn, các DN gia nhập thị trường nhanh nhưng rời khỏi thị trường cũng rất nhanh và mạnh, ví dụ như năm 2015 có hơn 80.000 DN phá sản, giải thể và cũng khoảng 80.000 DN thành lập mới.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói “Có tới 99% DNNVV không có nhu cầu trở thành lớn hơn, họ chỉ cần chính sách ổn định để phát triển bền vững”, như vậy chỉ có 1% DNNVV muốn lớn hơn.

Tại sao doanh nghiệp không muốn lớn?

Về chính sách của nhà nước, ông Nam cho rằng năm 2010 – 2015, có nhiều chính sách được đưa ra như hỗ trợ vốn, giải phóng mặt bằng đất đai, xúc tiến thương mại… Tuy nhiên, các DNNVV dường như không được thụ hưởng.

Nếu DNNVV không được tiếp cận một cách công khai, bình đẳng với các nguồn lực phát triển như vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên, lao động… thì sẽ không phát triển được. Ai cũng biết những mảnh đất vàng, những nơi đắc địa thuận lợi cho kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp lớn, đầu tư nước ngoài được lấy trước, như trường hợp Metro được các tỉnh ưu ái cấp đất đắc địa, rộng như sân vận động quốc gia để mở siêu thị.

Theo phản ánh của các chủ doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quy mô càng lớn và kinh doanh càng thành công thì thường phải đối mặt với nhiều sức ép hơn do phí tuân thủ thủ tục hành chính cũng nhiều hơn, bị thanh tra kiểm tra nhiều hơn, cũng như dễ bị các cơ quan hành chính và thuế nhũng nhiễu hơn. Đó là lý do phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, một khi phát triển nhất định thì hầu hết sẽ tiết giảm quy mô kinh doanh ở một mức độ nhất định và đầu tư tiền vào lĩnh vực khác thay vì tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.

Làm một đồng thì DN phải chi bôi trơn cho tham nhũng 0,72 đồng

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thì cái được gọi là “tác nhân” gây trở ngại cho DN, thực tế chỉ là việc DN phải chi tiền để “quan hệ”, “bôi trơn”. Điều này đã trở thành “luật bất thành văn” của các DN Việt Nam và trở thành rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DN.

Cũng theo bà Lan, chi phí mà các DN phải trả cho các loại phí và thuế đã chiếm 40,8% tổng số lợi nhuận, trong đó có rất nhiều loại thuế, phí không thể kiểm soát được. Tiền “bôi trơn” của DN Việt Nam chiếm 72% đến 102% lợi nhuận của họ. Nghĩa là cứ làm ra được 1 đồng thì DN phải chi ra ít nhất 0,72 đồng “bôi trơn”!.

Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển?

Trước hết cần xóa bỏ những mặc cảm về “giàu là tội lỗi” trong tư tưởng của doanh nhân, xóa những lo ngại về việc cứ giàu lên là bị “bắt”, những lo ngại không dám làm giàu bằng những hành động cụ thể của cơ quan chức năng. Tạo mọi điều kiện để DNNVV phát triển.

Ngay trong quan niệm khi còn những cách nghĩ tiêu cực về kinh tế tư nhân kiểu như: người làm thương mại bị gọi là “con buôn”, người thu mua nông sản cho nông dân- chính là một khâu trong chuỗi nông nghiệp bị báo chí gọi là “đầu nậu thu gom”; Hay kiểu không quản lý được thì cấm… đang cản trở đến phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Chính quyền phải thực sự hành động đúng, không nên để tái diễn chuyện kiện chủ tịch tỉnh như ở Bình Dương; đồng thời phải kiên quyết xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, nếu phải chi cho bôi trơn nhiều thế thì doanh nghiệp làm sao phát triển được?

Báo nước ngoài

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,700 120,700
AVPL/SJC HCM 118,700 120,700
AVPL/SJC ĐN 118,700 120,700
Nguyên liệu 9999 - HN 10,940 11,240
Nguyên liệu 999 - HN 10,930 11,230
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.500 117.000
TPHCM - SJC 118.700 120.700
Hà Nội - PNJ 114.500 117.000
Hà Nội - SJC 118.700 120.700
Đà Nẵng - PNJ 114.500 117.000
Đà Nẵng - SJC 118.700 120.700
Miền Tây - PNJ 114.500 117.000
Miền Tây - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 120.700
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.500 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.900 116.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.780 116.280
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.070 115.570
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.840 115.340
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.950 87.450
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.740 68.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.070 48.570
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.220 106.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.650 71.150
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.310 75.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.800 79.300
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.300 43.800
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.060 38.560
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,230 11,680
Trang sức 99.9 11,220 11,670
NL 99.99 10,870
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,870
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,440 11,740
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,440 11,740
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,440 11,740
Miếng SJC Thái Bình 11,870 12,070
Miếng SJC Nghệ An 11,870 12,070
Miếng SJC Hà Nội 11,870 12,070
Cập nhật: 02/07/2025 05:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16672 16941 17521
CAD 18682 18960 19578
CHF 32497 32881 33533
CNY 0 3570 3690
EUR 30234 30508 31537
GBP 35190 35584 36522
HKD 0 3198 3400
JPY 175 180 186
KRW 0 18 20
NZD 0 15660 16253
SGD 20015 20298 20826
THB 720 784 838
USD (1,2) 25865 0 0
USD (5,10,20) 25905 0 0
USD (50,100) 25933 25967 26310
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,957 25,957 26,307
USD(1-2-5) 24,919 - -
USD(10-20) 24,919 - -
GBP 35,496 35,592 36,476
HKD 3,271 3,280 3,378
CHF 32,604 32,705 33,515
JPY 178.69 179.01 186.5
THB 765.65 775.1 828.67
AUD 16,917 16,978 17,447
CAD 18,900 18,961 19,509
SGD 20,153 20,215 20,888
SEK - 2,717 2,810
LAK - 0.92 1.28
DKK - 4,058 4,196
NOK - 2,551 2,638
CNY - 3,600 3,696
RUB - - -
NZD 15,586 15,731 16,181
KRW 17.8 18.56 20.03
EUR 30,360 30,385 31,606
TWD 808.24 - 978.11
MYR 5,824.69 - 6,569.36
SAR - 6,852.24 7,209.1
KWD - 83,354 88,588
XAU - - -
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,950 25,960 26,300
EUR 30,205 30,326 31,455
GBP 35,265 35,407 36,404
HKD 3,264 3,277 3,382
CHF 32,381 32,511 33,456
JPY 177.47 178.18 185.60
AUD 16,831 16,899 17,436
SGD 20,182 20,263 20,818
THB 783 786 821
CAD 18,860 18,936 19,468
NZD 15,653 16,163
KRW 18.49 20.33
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25945 25945 26305
AUD 16853 16953 17524
CAD 18861 18961 19515
CHF 32749 32779 33666
CNY 0 3612.6 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30506 30606 31392
GBP 35500 35550 36658
HKD 0 3330 0
JPY 179.29 180.29 186.81
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15775 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20175 20305 21038
THB 0 750.8 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12050000
XBJ 10200000 10200000 12050000
Cập nhật: 02/07/2025 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,958 26,008 26,260
USD20 25,958 26,008 26,260
USD1 25,958 26,008 26,260
AUD 16,903 17,053 18,117
EUR 30,494 30,644 31,811
CAD 18,813 18,913 20,222
SGD 20,254 20,404 20,890
JPY 179.66 181.16 185.78
GBP 35,555 35,705 36,600
XAU 11,868,000 0 12,072,000
CNY 0 3,498 0
THB 0 785 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 02/07/2025 05:00