Giá dầu thế giới tuần qua có xu thế giảm
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/6), giá dầu thế giới tăng hơn 1%. Đây là sự tác động từ thông tin các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên vịnh Oman làm dấy lên lo ngại về khả năng nguồn cung dầu bị gián đoạn. Nhưng nhìn chung cả tuần xu thế giá dầu vẫn giảm.
![]() |
Giá dầu thế giới trong tuần qua vẫn giảm nhẹ. |
Khép phiên cuối tuần, tại New York, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 66 xu Mỹ lên 61,97 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 49 xu lên 52,79 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên đầu tuần ngày 10/6, giá dầu thế giới giảm hơn 1%, trong đó giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1 USD (1,6%) xuống 62,29 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ WTI hạ 73 xu Mỹ (1,4%) xuống 53,26 USD/thùng.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là nhân tố chủ đạo chi phối thị trường dầu phiên này, bên cạnh việc các nước sản xuất dầu chủ chốt là Saudi Arabia và Nga chưa nhất trí về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Tiếp đó, giá dầu biến động nhẹ trong ngày 11/6 khi các nhà đầu tư thận trọng trước tình hình nhu cầu yếu trong khi các nước sản xuất dầu có thể xem xét khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Các nhà đầu tư đôi lúc tỏ ra quan ngại về tình trạng kinh tế thế giới giảm tốc sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu thô. Giá dầu WTI giao tháng 7/2019 chốt phiên với mức tăng 0,01 USD lên 53,27 USD/thùng tại thị trường New York. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2019 tại thị trường London (Vương quốc Anh) ổn định ở mức 62,29 USD/thùng khi đóng cửa.
Phiên ngày 12/6, giá dầu thế giới chốt phiên ở các mức thấp nhất trong gần 5 tháng, khi số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên trong lúc triển vọng nhu cầu toàn cầu yếu đi. Giá dầu WTI giao tháng 7 giảm 2,13 USD, hay 4%, xuống 51,14 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, trong khi giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 2,32 USD, hay 3,7%, xuống 59,97 USD/thùng tại Sàn ICE ở London.
Ngày 13/6, tàu chở dầu Front Altair của công ty vận tải Na Uy đã bị bốc cháy sau khi bị tấn công khi đang trên đường từ Qatar đi Đài Loan (Trung Quốc). Chiếc tàu thứ hai là Kokuka Courageous do Công ty Kokuka Sangyo có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) vận hành cũng bị cháy khi đang di chuyển từ một cảng của Saudi Arabia đến Singapore. Sự kiện này đã đẩy giá dầu phiên 13/6 tăng 4,5%. Cụ thể, giá dầu Brent Biển Bắc và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ khép phiên ở mức lần lượt là 61,31 USD/thùng và 52,28 USD/thùng.
T.P (TH)
| Giá xăng dầu hôm nay 15/6: Nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện |
| Giá dầu thế giới 6/6 giảm mạnh trước thông tin dự trữ dầu Mỹ tăng |
-
Giá dầu hôm nay 30/11 tiếp tục tăng trước thềm cuộc họp OPEC+
-
Giá xăng dầu hôm nay 25/7
-
Thảm cảnh của công nhân dầu khí Mỹ
-
Hội CCB PTSC thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu
-
Hội CCB Cơ quan Tập đoàn: Đẩy mạnh các giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm sâu
-
Với giá dầu hiện nay, nộp NSNN năm 2020 của PVN sẽ giảm khoảng 18,6 nghìn tỷ đồng
- Tiếp tục chi đậm Quỹ bình ổn để kìm mức tăng giá xăng dầu
- Thanh Hóa: Hơn 2.300 hộ dân chưa có điện lưới quốc gia
- Nghiên cứu đề nghị giảm tối đa nhập khẩu than
- Cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành năng lượng tái tạo
- Đà Nẵng dự tính có 250 trạm sạc ô tô điện vào năm 2030
- Về vai trò và triển vọng của nhiên liệu tái tạo