Gazprom cáo buộc Ukraine bòn rút khí đốt của Moldova

22:08 | 23/11/2022

968 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 22/11, tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom (Nga) đã cáo buộc Ukraine bòn rút khí đốt từ đường ống đi ngang qua lãnh thổ nước này để đến Moldova. Do đó, tập đoàn Nga đe dọa sẽ cắt giảm nguồn cung khí đốt đi đến Moldova.
Gazprom cáo buộc Ukraine bòn rút khí đốt của Moldova

Thật vậy, Gazprom cho biết: “Sản lượng khí đốt mà Gazprom gửi từ cửa khẩu Sudja đến Moldova lớn hơn sản lượng mà Moldova nhận được. Khí đốt quá cảnh qua Ukraine trước khi đến Moldova”.

Theo Gazprom, tính đến tháng 11/2022, Ukraine đã lưu trữ trái phép 52,5 triệu m3 khí đốt bằng cách “chiếm đoạt” một phần lô hàng được giao đến Moldova. Gazprom cho rằng Ukraine sử dụng lượng khí đốt này cho mục đích riêng.

Do đó, gã khổng lồ khí đốt Nga đã đe dọa sẽ “giảm nguồn cung khí đốt chuyển từ cửa khẩu Sudja (...) từ 10 giờ 00 sáng ngày 28/11”, nếu Kyiv tiếp tục bòn rút khí đốt được giao sang các nước khác.

Lời đe dọa này được đưa ra trong bối cảnh nhiệt độ đang hạ dần tại châu Âu, làm tăng nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm.

Nga từng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU trước khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra. Sau đó, EU đã giảm đáng kể hạn ngạch nhập khẩu. Theo Bỉ, hiện nay khí đốt Nga chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào EU.

Moldova là một quốc gia nhỏ với 2,6 triệu dân và có biên giới giáp Ukraine. Hiện nay, Moldova đang gánh chịu hậu quả gây ra bởi cuộc chiến Nga - Ukraine, nhất là về mảng năng lượng khi Gazprom cắt giảm sản lượng khí đốt xuất khẩu sang Chisinau xuống còn một nửa.

Vào hôm 21/11, cộng đồng quốc tế đã thông báo sẽ gửi tiền viện trợ đến Moldova. Trong số các nước viện trợ có Pháp. Quốc gia này sẽ đóng góp 100 triệu euro.

Tổng thống Putin và Gazprom “hé mở” cửa sổ năng lượng mới?Tổng thống Putin và Gazprom “hé mở” cửa sổ năng lượng mới?
Nhà điều hành Sakhalin 2 thay đổi chiến lược hoạt độngNhà điều hành Sakhalin 2 thay đổi chiến lược hoạt động
Khủng hoảng nguồn cung, người mua đứng trước lựa chọn khó khăn: hàng hóa hay vi phạm hợp đồngKhủng hoảng nguồn cung, người mua đứng trước lựa chọn khó khăn: hàng hóa hay vi phạm hợp đồng

Ngọc Duyên

AFP