FAIRR: Các công ty chăn nuôi sẽ phải chịu tới 11,6 tỉ USD "thuế thịt"

13:59 | 03/07/2020

471 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, báo cáo của FAIRR - mạng lưới các nhà đầu tư quản lý toàn cầu - nghiên cứu về khái niệm “thuế thịt” đã ghi nhận khuynh hướng muốn đưa khí thải chăn nuôi vào định giá carbon và các chế độ thuế khác, nhằm tìm cách giảm tác hại của ngành này đối với môi trường và sức khỏe con người.

Báo cáo “Đánh thuế chăn nuôi: Báo cáo cập nhật” cho thấy sẽ rủi ro đầu tư nếu thuế khí nhà kính được áp lên ngành nông nghiệp chăn nuôi và đưa thuế này vào nhóm các yếu tố định giá khi xây dựng mô hình tài chính dạng mới. Theo đó, FAIRR đưa thuế carbon đối với thịt vào tính toán khi xây dựng mô hình tài chính dạng mới cho 40 doanh nghiệp thịt hàng đầu trên thế giới và ước tính đến năm 2050 các khoản thuế carbon cao có thể khiến các công ty này phải đóng tới 11,6 tỉ đô la thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA).

fairr cac cong ty chan nuoi se phai chiu toi 116 ti usd thue thit
Nhiều quốc gia sẽ đưa ngành chăn nuôi vào đối tượng chịu thuế môi trường.

Hiện nay FAIRR đang quản lý tổng khối tài sản hơn 20 nghìn tỉ đô la. Nhóm cũng đã dùng phát hiện này để xây dựng một công cụ giúp các nhà đầu tư ước tính chi phí thuế carbon đối với khí thải nông nghiệp và đưa vào định giá những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất thịt.

Theo tính toán của công cụ này, thuế carbon có thể khiến nhóm 40 công ty sản xuất thịt hàng đầu trên thế giới phải đóng một khoản tiền tương đương với trung bình 5% doanh thu của mỗi công ty.

Báo cáo có các điểm nổi bật về các vấn để như chính sách, khí hậu và chuyển đổi cây trồng. Theo đó, khi thảo luận chính sách, báo cáo đánh giá thời gian gần đây nhiều quốc gia đang thảo luận bổ sung thuế đối với thịt, bao gồm cả bản nghiên cứu của Chính phủ Hà Lan về 'giá thịt hợp lý’ (‘fair meat prices’) và Dự luật sửa đổi về Ứng phó biến đổi khí hậu (cải cách mua bán phát thải) của New Zealand. Dự luật này đồng nghĩa khí thải chăn nuôi ở cấp độ trang trại sẽ bị đánh thuế trong Chương trình mua bán phát thải của New Zealand từ năm 2025.

Đề cập đến vấn đề khí hậu, báo cáo nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng (đây vốn là bệnh có nguồn gốc động vật truyền nhiễm sang người), những vấn đề sức khỏe của con người liên quan đến thịt động vật hiện đang được đặc biệt quan tâm. Báo cáo cho thấy, bên cạnh những lo ngại ngày càng lớn về sức khỏe, tác động môi trường của ngành sản xuất thịt cũng trở thành vấn đề cấp thiết đối với các nhà hoạch định chính sách và có nguy cơ tạo ra rủi ro trọng yếu khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc.

Về vấn đề chuyển đổi cây trồng, báo cáo cho rằng luật pháp tiến bộ có thể sẽ kết hợp các khoản thu từ thuế thịt với các lợi ích xã hội cụ thể như giảm giá trái cây và rau củ hoặc hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm thân thiện với khí hậu hơn.

Bên cạnh báo cáo của mình, FAIRR hôm nay (2/7) cũng tái phát hành Công cụ rủ ro khí hậu Coller FAIRR cho phép các nhà đầu tư áp dụng những phát hiện này vào quản lý danh mục đầu tư của họ trên thực tế.

fairr cac cong ty chan nuoi se phai chiu toi 116 ti usd thue thit
Chăn nuôi công nghiệp đang bị cho là nguồn gốc của bệnh dịch và nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Công cụ này sử dụng các dự báo từ đánh giá tổng quát của Cơ quan Năng lượng thế giới (IEA) để đưa ra ước tính ngành sản xuất thịt có thể phải đối mặt với chi phí thuế carbon lên tới 53 USD/tấn CO2 ở Bắc Mỹ và châu Âu (27 USD/tấn CO2 ở tất cả các khu vực địa lý còn lại) vào năm 2050. Công cụ này cho phép các nhà đầu tư định giá yếu tố này và các chi phí rủi ro khí hậu tiềm tàng khác và đưa chúng vào các định giá dài hạn của họ đối với các công ty thực phẩm.

Ông Jeremy Coller - Nhà sáng lập FAIRR và Giám đốc đầu tư của Coller Capital cho biết: "Ngày càng có nhiều người đồng tình rằng chúng ta sẽ không thể đạt được thỏa thuận khí hậu Paris trừ khi chúng ta bắt tay vào giải quyết ngành chăn nuôi công nghiệp, đây là một khu vực thải khí nhà kính nhiều hơn tất cả các máy bay, xe lửa và xe hơi trên thế giới cộng lại. Đó chính là động lực chính thúc đẩy giới hoạch định chính sách áp dụng thuế carbon lên ngành công nghiệp sản xuất thịt.

Chính phủ New Zealand đã thiết lập công cụ pháp luật để đo lường và định giá khí thải từ các trang trại bắt đầu từ năm 2025, và nguy cơ cao cho ngành này là cơ quan quản lý của những nước khác cũng sẽ làm tương tự. Các nhà đầu tư đang bắt đầu định giá diễn biến thị trường này vào những đánh giá dài hạn của họ đối với các công ty sản xuất thịt, sử dụng công cụ rủi ro khí hậu của FAIRR.

Nếu phân tích nguyên nhân gốc rễ của đại dịch Covid-19, chúng ta có thể sẽ thấy ngành công nghiệp thịt cá hiện nay rất cần cải thiện các biện pháp sàng lọc và an toàn sinh học. Ai sẽ phải chi trả cho điều đó? Trong bối cảnh hậu Covid, có khả năng chính phủ các nước sẽ ngừng trợ cấp cho nông nghiệp chăn nuôi; và thay vào đó bắt đầu chuyển sang đánh thuế ngành này".

Báo cáo “Đánh thuế chăn nuôi: Báo cáo cập nhật” đã ghi nhận có “động lực thúc đẩy giới chính sách” tiến tới áp dụng thuế carbon đối với khí thải động vật chăn nuôi sẽ được công bố trong Tuần lễ Hành động khí hậu London. New Zealand sẽ là quốc gia đầu tiên đưa chăn nuôi vào chương trình mua bán phát thải của mình.

Thành Công

fairr cac cong ty chan nuoi se phai chiu toi 116 ti usd thue thit

Thịt lợn đắt chưa từng có, cổ phiếu doanh nghiệp chăn nuôi tăng “vũ bão”
fairr cac cong ty chan nuoi se phai chiu toi 116 ti usd thue thit

Pháp: Nghề chăn nuôi và sản xuất biogas phát triển mạnh
fairr cac cong ty chan nuoi se phai chiu toi 116 ti usd thue thit

Ngành chăn nuôi tìm thấy nhiều cơ hội trong năm mới