Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn

19:00 | 25/07/2019

421 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đây là xác định của Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời Bộ cũng cho biết đang lên kế hoạch ngăn chặn các luồng tiền chi trả cho các dịch vụ bất hợp pháp được chuyển đến Facebook.    
facebook dang vi pham phap luat viet nam o 3 linh vuc lonFacebook khuyến cáo doanh nghiệp Việt không nên mất tiền mua like, share ảo
facebook dang vi pham phap luat viet nam o 3 linh vuc lonNhà đầu tư Facebook 'ăn mừng' dù công ty bị phạt 5 tỷ USD
facebook dang vi pham phap luat viet nam o 3 linh vuc lonGiới trẻ đang rời bỏ Facebook vì nhàm chán và lỗi thời

Thu 600 triệu USD mỗi năm mà không tuân thủ luật pháp

Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn: quản lý nội dung thông tin, quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và trách nhiệm thuế với Việt Nam.

Facebook đang cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam như tiền giả, hàng giả, vũ khí, pháo... một cách công khai mà không qua bất kỳ sự kiểm duyệt nào. Những quảng cáo về buôn bán hàng giả, kêu gọi cờ bạc... hàng ngày vẫn hiển thị trên tường người dùng Việt Nam. Nhưng Facebook thờ ơ, bất hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước để gỡ bỏ. Mặt khác, Facebook đã “đẩy” nghĩa vụ nộp thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

facebook dang vi pham phap luat viet nam o 3 linh vuc lon
Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn

Mới đây, Công ty Công nghệ và Dịch vụ Kisland (Hà Nội) sử dụng các dịch vụ quảng cáo của nước ngoài đã gửi công văn tới Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) phản ánh việc Facebook, Google, YouTube không có trụ sở tại Việt Nam, nên Công ty không có hóa đơn để cân đối đầu vào - đầu ra mặc dù Công ty có chi phí thực. Công ty đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Facebook, Google đặt chi nhánh tại Việt Nam và xuất hóa đơn cho doanh nghiệp.

Trước hiện tượng trên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Không thể có chuyện một doanh nghiệp làm ăn ở đây, thu mỗi năm 600 triệu USD, tương đương 13.000 tỷ đồng, mà không tuân thủ luật pháp”.

Sẽ kiểm soát thanh toán, thực thi chính sách thuế

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế xây dựng phương án quản lý các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua kiểm soát thanh toán, thực thi chính sách thuế. Cùng với đó, Bộ sẽ thí điểm giám sát lượng doanh thu của Facebook và Google qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tuy nhiên, khó khăn của việc này là việc giám sát và tìm cách ngăn chặn các nguồn tiền để chi trả cho các dịch vụ vi phạm pháp luật qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định điều chỉnh các hoạt động này. Mặt khác, các chủ thể vi phạm hiện nay chủ yếu là các web có tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài, cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý vi phạm.

Khi phát hiện vi phạm cũng thường khó xử lý hành chính vì khó xác định được nhân thân chủ thể vi phạm, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới chưa có sự hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam để ngăn chặn, gỡ nội dung vi phạm và cung cấp thông tin liên quan về cá nhân cung cấp thông tin vi phạm. Ngoài ra, khá quan trọng là có những doanh nghiệp nước ngoài không đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam nên việc thu thuế rất khó khăn.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, dù không đặt văn phòng tại Việt Nam thì cũng đã có Luật quy định rõ ràng: Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam. Hay: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử…

Nguyễn Hưng