Đức phân bổ 83 tỷ USD để giới hạn giá năng lượng vào năm 2023

18:00 | 08/11/2022

1,269 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ Đức có kế hoạch chi tới 82,8 tỷ USD (83,3 tỷ euro) để tài trợ cho mức trần theo kế hoạch đối với giá điện và khí đốt trong năm tới nhằm giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng đối phó với chi phí năng lượng tăng cao.
Đức phân bổ 83 tỷ USD để giới hạn giá năng lượng vào năm 2023

Khoản tài trợ được đề xuất cho giới hạn giá năng lượng sẽ chiếm 42% trong số 199 tỷ USD (200 tỷ euro) "lá chắn phòng thủ" đã được lên kế hoạch để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

Hồi cuối tháng 9, Chính phủ Đức cho biết họ sẽ từ bỏ các kế hoạch trước đó đối với việc đánh thuế khí đốt đối với người tiêu dùng và thay vào đó sẽ đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế các hóa đơn năng lượng tăng cao.

Tháng trước, một nhóm chuyên gia Đức đã đề xuất các biện pháp để giảm bớt tác động của giá năng lượng tăng cao đối với người tiêu dùng, với các biện pháp bao gồm thanh toán một lần và trợ cấp hơn một nửa lượng tiêu thụ khí đốt dự kiến.

Các chuyên gia khuyến nghị cho các hộ gia đình và doanh nghiệp thanh toán một lần hóa đơn khí đốt tương ứng trong một tháng và trợ giá từ 60 - 80% lượng khí đốt tiêu thụ dự kiến, trong khi người tiêu dùng sẽ trả phần còn lại theo giá thị trường. Việc thanh toán một lần được lên kế hoạch thực hiện vào tháng 12, trong khi kế hoạch giới hạn giá khí đốt sẽ được thực hiện vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.

Ủy ban của Đức cũng sẽ đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của giá năng lượng tăng cao đối với các ngành công nghiệp tiêu thụ lớn ở giai đoạn sau.

Ủy ban chuyên gia về khí đốt ở Đức đã đệ trình đề xuất cuối cùng lên chính phủ, kêu gọi giới hạn giá khí đốt ở mức 0,12 USD (12 xu euro) mỗi kilowatt giờ cho 80% lượng tiêu thụ khí đốt hộ gia đình bắt đầu từ tháng 3/2023 và kéo dài đến tháng 4/2024, theo Reuters.

Mức trần giá khí đốt nhằm hỗ trợ các hộ gia đình hiện đang đối mặt với giá khí đốt cao hơn 2,5 lần so với thời điểm này năm ngoái do giá năng lượng tăng cao có nguy cơ dẫn đến đóng cửa ngành công nghiệp và mất việc làm ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Đức có thể triển khai gói trợ cấp khí đốt sớm hơn kế hoạch Đức có thể triển khai gói trợ cấp khí đốt sớm hơn kế hoạch
Đức thông qua lá chắn thuế năng lượng Đức thông qua lá chắn thuế năng lượng

Bình An