Động thái nguy hiểm: Còn 5 ngày, khả năng Iran 'chặn đường' thanh sát của LHQ, khôi phục làm giàu uranium trên 20%
![]() |
![]() |
![]() |
Tổng thống Iran Hassan Rouhani có 5 ngày để xem xét kỳ ban hành luật. Tuy nhiên, trước đó, ông Rouhani đã bày tỏ quan điểm phản đối luật này. (Nguồn: BBC) |
Kênh truyền hình PressTV của Iran cho hay, hội đồng giám sát lập pháp có tên gọi Hội đồng Giám hộ (GC) đã thông qua luật trên và chính thức gửi tới Tổng thống Rouhani. Ông Rouhani sẽ có 5 ngày để xem xét và ký ban hành.
Theo luật trên, Iran sẽ chấm dứt các hoạt động thanh sát của LHQ và yêu cầu chính phủ khôi phục hoạt động làm giàu uranium lên mức 20% nếu các nước châu Âu không thể thuyết phục Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng của Iran.
Hôm 2/12, Tổng thống Rouhani đã bày tỏ quan điểm phản đối luật này, cho rằng "có hại" cho các nỗ lực ngoại giao nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trước đó, ngày 18/11, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố, nước này sẽ tự động quay lại các cam kết hạt nhân nếu Tổng thống đắc cử Joe Biden không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt đối với quốc gia Hồi giáo này trong suốt hai năm qua. Ông Zarif nêu rõ, việc Iran quay lại với các cam kết có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ điều kiện nào.
Trong khi đó, đề cập quyết định trên, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho rằng, Iran sẽ không thu được bất cứ lợi ích nào từ việc chấm dứt hoạt động thanh sát đối với các cơ sở hạt nhân của nước này.
Ông Grossi cho biết, tới thời điểm này, IAEA vẫn chưa nhận được bất cứ tín hiệu nào từ giới chức Iran rằng sẽ có thay đổi liên quan tới việc thanh sát các cơ sở hạt nhân sau vụ nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát.
Ngày 29/11, Quốc hội Iran đã yêu cầu quốc tế ngừng tất cả các cuộc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này. Đây được coi là tín hiệu báo hiệu về khả năng chính quyền Iran sẽ rút khỏi các cam kết chính trong thỏa thuận hạt nhân 2015 có tên gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Dự kiến, các nước còn lại trong thỏa thuận là Anh, Đức, Pháp, Nga, Iran và Trung Quốc sẽ nhóm họp tại thủ đô Vienna, Áo vào ngày 16/12 tới đây.
baoquocte.vn
-
Khánh thành nhà máy xử lý khí lớn nhất Trung Đông – biểu tượng sức mạnh của Iran
-
Hành động 'đa hướng', Hàn Quốc quyết giải cứu tàu chở dầu bị Iran bắt giữ, thuyền viên Việt Nam vẫn khỏe mạnh
-
Iran ra tuyên bố về năng lực khủng khiếp trong làm giàu uranium
-
Tổng kết những diễn biến tại Syria trong năm 2020 và dự báo cho năm 2021
-
Bộ trưởng Năng lượng Iran sang Iraq đòi nợ tiền dầu khí
-
Liệu có khả năng Israel và Hoa Kỳ tấn công quân sự Iran?
- Libya phải chịu mức thiệt hại “khủng” chưa từng thấy từ doanh thu dầu khí trong năm 2020
- Chính sách của Biden sẽ khác người tiền nhiệm Trump thế nào?
- Tổng thống Mỹ Biden ký sắc lệnh bảo vệ người thất nghiệp, tăng lương và trợ giúp thực phẩm
- Hãng tin DW của Đức đánh giá cao thành tích phát triển kinh tế và chống Covid-19 của Việt Nam
- Nghị sĩ Cộng hòa Mỹ dọa luận tội các cựu tổng thống Dân chủ
- Đồng hồ hàng hiệu của ông Biden gây chú ý trong lễ nhậm chức
- Người gốc Việt làm quyền bộ trưởng trong nội các của ông Biden
- Ông Trump có thể "trắng án" tại Thượng viện
- Xuất khẩu dầu của Iraq sang Mỹ tiếp tục giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp của tháng Giêng
- Tranh chấp giá cả khiến xuất khẩu dầu qua đường ống của Nga giảm rõ rệt
- Kế hoạch chưa từng tiết lộ của ông Trump nhằm "lật kèo" bầu cử
-
Nord Stream 2: Tàu đặt ống của Nga bị Mỹ “khóa mục tiêu”
-
Bảy tàu chở dầu tới Syria bị chặn ở Biển Đỏ
-
Nga chính thức lo ngại về tương lai nhiều chông gai của Nord Stream 2
-
Sau vụ tàu Fortuna của Nga bị trừng phạt, tiếp tục một công ty nữa “bỏ rơi” Nord Stream 2
-
Nga lên kế hoạch vận chuyển LNG từ Bắc Cực đến châu Á sớm nhất từ trước đến nay