Doanh nghiệp Việt thiếu tầm nhìn chiến lược
Trong bối cảnh nền kinh tế mở và có nhiều biến cố cũng như cơ hội từ khách quan đến chủ quan tác động thì vấn đề tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh được xem là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Tập đoàn Mai Linh lĩnh hậu quả khi đầu tư trái ngành nhưng không đủ khả năng cạnh tranh
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước chưa nhìn nhận được ý nghĩa của vấn đề này. Bằng chứng là ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ qua giá trị kinh doanh cốt lõi và thay vào đó là hoạt động kinh doanh đa ngành. Hậu quả của việc này là nhiều doanh nghiệp tự bước chân vào con đường chết khi không có sự chuẩn bị và am hiểu về môi trường kinh doanh mới.
Đánh giá về vấn đề này, tại Hội nghị đầu tư 2013 với chủ đề: Quay về giá trị cốt lõi diễn ra ngày 22/10 do Tạp chí đầu tư tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng việc đánh giá thấp giá trị kinh doanh cốt lõi cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp trong nước hiện nay rất yếu.
Theo ông Nguyễn Minh Triết, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Strategy Asia: Việc doanh nghiệp rời bỏ những giá trị kinh doanh cốt lõi thể hiện tầm nhìn yếu kém của doanh nghiệp khi không thấy rõ những khó khăn đang đeo bám tình hình kinh tế.
Đồng tình với ý kiến này, ông Dominic Scrive - Giám đốc Điều hành Dragon Capital dẫn chứng: Trước đây, khi thời điểm thị trường chứng khoán và bất động sản tăng mạnh, chi phí vốn rẻ và rất dễ dàng huy động vốn, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các ngành ngân hàng, cổ phiếu…Còn hiện nay, khi không còn nguồn tiền dễ dàng, giá trị tài sản giảm mạnh, cộng với sự can thiệp của Chính phủ, thì các doanh nghiệp này lại bắt đầu muốn quay trở về kinh doanh với những giá trị cốt lõi.
Cũng theo ông Dominic Scrive, trên thực tế, kinh doanh đa ngành không hoàn toàn xấu và tập trung một ngành là hoàn toàn tốt. Bởi theo khảo sát của Dragon Capital, các công ty đa ngành chiếm đến 80% doanh thu của 50 công ty hàng đầu Hàn Quốc, 90% ở Ấn Độ và 40% ở Trung Quốc (khảo sát được thực hiện năm 2010).
Vấn đề nằm ở chính năng lực và chiến lược của chính doanh nghiệp Việt đang thiếu tầm nhìn và tư duy chiến lược. Nên khi đầu tư trái ngành họ không thể phân bố nguồn lực hợp lý, dẫn đến không hiệu quả và thua lỗ. Ở đây, trách nhiệm lớn nhất thuộc về tầm nhìn chiến lược và khả năng của lãnh đạo của doanh nghiệp.
“Kinh doanh tập trung một ngành chưa bao giờ là lỗi mốt, nhưng đầu tư kinh doanh đa ngành không phải là không hay tuy nhiên phải biết cách đầu tư khôn ngoan. Nếu xác định doanh nghiệp không đủ thực lực để cạnh tranh trong môi trường mới thì tốt nhất là không nên tham gia” - ông Dominic Scrive khẳng định.
Thùy Trang
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025
-
Thị trường vàng tăng "nóng", Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1