Doanh nghiệp còn đâu tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng!

14:50 | 18/05/2020

482 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để vay được vốn phục hồi sản xuất thì phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên tình trạng chung của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là không còn tài sản để thế chấp do đã thế chấp hết cho những khoản vay trước đó.
doanh nghiep con dau tai san the chap de vay von ngan hangKhông đáp ứng điều kiện cơ bản, làm sao ngân hàng có thể cho vay!
doanh nghiep con dau tai san the chap de vay von ngan hangVốn ngân hàng sẵn sàng cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo
doanh nghiep con dau tai san the chap de vay von ngan hangTiếp tục giải cơn khát vốn cho khách hàng vay cá nhân

Doanh nghiệp không còn tài sản để thế chấp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giãn bảo hiểm, giãn thuế, giãn nợ và dành những khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn thời kỳ Covid-19. Tuy nhiên, có một điểm là để được vay vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản. Mà hiện nay tình trạng chung của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là không còn tài sản để thế chấp do đã thế chấp hết cho những khoản vay trước đó.

Một trong những khó khăn nhất thời kỳ hậu Covid-19 hiện nay đối với doanh nghiệp là vốn. Bởi ngưng trệ sản xuất, thanh toán lương cho người lao động trong thời gian thực hiện cách ly xã hội cùng với những khoản vay để đầu tư từ những ngày trước dịch… đã làm cho doanh nghiệp không những “rỗng két” mà tài sản còn “gửi” hết ngân hàng.

doanh nghiep con dau tai san the chap de vay von ngan hang
Doanh nghiệp còn đâu tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng!

Có doanh nghiệp cho biết, để vay được vốn ưu đãi hiện nay, tài sản còn lại gì họ đã thế chấp hết nhưng thực sự chỉ đáp ứng rất nhỏ nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp May mặc thêu Minh Long Hưng ở TP Hồ Chí Minh cho hay, mặc dù chưa trở lại với hoạt động sản xuất nhưng hiện công ty vẫn phải đang chật vật để trả lương cho 30% lao động là số nhân viên giữ lại sau mùa dịch, (còn 70% nhân viên đã cho nghỉ) và lãi suất vay ngân hàng trước đó. Bây giờ doanh nghiệp muốn vay ngân hàng vài tỷ đồng để nhập thêm mẫu vải mới nhưng không được vì yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Trong khi tài sản Minh Long Hưng đã thế chấp hết cho lần vay trước đó.

Giám đốc Minh Long Hưng Lý Thành Sinh nói: “Ngân hàng hiện nay cho vay vẫn giữ chuẩn, chỉ có thủ tục thông thoáng hơn, xét duyệt nhanh hơn, lãi suất ưu đãi hơn… Còn cơ bản quy định vay không thay đổi, cần phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp doanh nghiệp giờ lấy đâu ra, thế chấp hết rồi. Nhân viên tín dụng nói chờ hội sở xem xét nhưng tôi nghĩ cũng khó vay lắm”.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp đủ điều kiện của ngân hàng được vay mới. Còn lại, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất cần vốn nhưng khó vay. Do trước đó, nhiều doanh nghiệp đã thế chấp hết tài sản cho ngân hàng.

Trước thực tế này, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng giải thích, nguồn vốn cho doanh nghiệp vay, các ngân hàng thương mại cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng để đảm bảo an toàn, lành mạnh cho hệ thống, cũng cần phải có bảo đảm. Bà cho biết thêm, thời gian qua, tăng trưởng tín dụng thấp là do một số doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được dòng tiền trả nợ.

Cho thuê tài chính

Tháo gỡ khó khăn này, bà Lý Kim Chi cho rằng, để giúp doanh nghiệp có vốn phục hồi sản xuất và kinh doanh, ngân hàng nên cho phép doanh nghiệp dùng những tài sản hiện hữu đang thế chấp vay mới. Cho vay tài sản đã định giá 70%. Bây giờ dùng tài sản này tăng hạn mức cho vay lên đối với doanh nghiệp cần vốn sản xuất để đáp ứng được hàng hóa và có khả năng trả nợ.

doanh nghiep con dau tai san the chap de vay von ngan hang
Doanh nghiệp còn đâu tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng!

Tuy nhiên, đáng lưu ý hơn là giải pháp của chuyên gia Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, để giúp doanh nghiệp có vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chính phủ nên cho thuê tài chính. Đây là một giải pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn tài sản thế chấp vay ngân hàng.

Ông Hòe nói: “Chính phủ phải đề ra hẳn một chính sách, thậm chí bỏ hẳn một khoản tiền rất lớn cho doanh nghiệp nhưng phải quy định rất rõ điều kiện, ví dụ như để nhập dây chuyền công nghệ, doanh nghiệp phải nhập của Nhật Bản, nói rõ thế hệ bao nhiêu, công nghệ như thế nào, tiêu chuẩn ra sao, quản trị kiểu gì… Chính phủ cho thuê tài chính có thể lên mức 80% tài sản đó. Còn doanh nghiệp chỉ bỏ 20%. Có như vậy mới vừa giúp doanh nghiệp có vốn hoạt động vừa có thế thúc đẩy doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi cung ứng giá trị trên thế giới”.

Phân tích thêm về quan điểm có thể lấy quỹ bảo lãnh của các địa phương hoặc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cho doanh nghiệp vay vốn. Nhưng ông Phạm Xuân Hòe cho rằng, hiện chỉ có 16 quỹ trên toàn quốc với khoảng 34 nghìn tỷ đồng. Thực sự số tiền này không “thấm tháp gì”, theo ông Hòe. Chưa kể đến để vay được, có 2 quy định: đối tượng không được bảo lãnh quá 15% vốn tự có của quỹ đó, nhóm đối tượng thứ hai không được bảo lãnh quá 20%, ông Hòe nhận định như vậy thì doanh nghiệp không thể vay được.

Còn bảo lãnh tín chấp ông Hòe cũng đặt câu hỏi, liệu ông Chủ tịch quỹ đó có dám bảo lãnh tín chấp không, nhất là trong bối cảnh có chỉ đạo phải phải bảo toàn vốn cấp cho quỹ. “Như vậy thì không có ông Chủ tịch nào dám bảo lãnh tín chấp cả”, ông Hòe khẳng định.

Bởi vậy theo ông Hòe, tốt nhất Chính phủ nên cho thuê tài chính để giúp doanh nghiệp có vốn hoạt động thời kỳ dịch Covid-19 như hiện nay.

Tú Anh