Doanh nghiệp bất động sản huy động vốn trên thị trường với mức lãi suất cao
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết tính đến 24/6/2019, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,5% GDP, tăng 19,2% so với cuối 2018.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty đại chúng là 31.000 tỷ đồng, tương đương 63,8% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp của năm 2018, trong đó doanh nghiệp ngành tài chính - ngân hàng chiếm 42%, doanh nghiệp BĐS chiếm 22%.
Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng năm 2019 cao hơn so với năm 2018, theo Thứ trưởng Mai, nguyên nhân do mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng thương mại đều tăng trong năm 2019.
Trong đó, lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp ngành BĐS trong 7 tháng đầu năm 2019 ở mức trên 10% (phổ biến ở mức 12%). Riêng đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt có mức lãi suất khá cao, 12-14,5%, đây là một trong những doanh nghiệp có mức cao nhất.
Thứ trưởng Mai cũng cho rằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng với ngành BĐS là nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp BĐS phải huy động vốn trên thị trường với mức lãi suất cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và so với các ngành khác.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp của ngành xây dựng phổ biến mức 10%. “Qua rà soát và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã rà soát đánh giá mức huy động lãi suất như vậy chưa có xu hướng biến động đáng ngại. Bộ Tài chính vẫn phải tiếp tục theo dõi, đánh giá phân tích thường xuyên, nếu có bất thường liên quan đến thị trường tài chính, ảnh hưởng sẽ có giải pháp phù hợp”, bà Mai nói.
M.L
![]() |
![]() |
![]() |
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số