Độ "cứng và mềm" trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông

10:10 | 27/09/2020

351 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sách Trắng quốc phòng đầu tiên của Malaysia xác định các tuyên bố hàng hải tại Biển Đông là quan tâm an ninh hàng đầu của họ.

Tháng 7/2020, Malaysia đã gửi một công hàm lên Liên hợp quốc (LHQ) để củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông, vốn được coi là ưu tiên an ninh hàng đầu trong Sách Trắng quốc phòng (DWP) đầu tiên của họ.

Malaysia đã thúc đẩy chính sách nhân nhượng với Trung Quốc dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak trước khi chuyển sang chính sách không liên kết dưới thời cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad.

Độ 'cứng và mềm' trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông
Công hàm của Malaysia gửi Liên hợp quốc vào tháng 7/2020 thể hiện quan điểm cứng rắn nhất của Malaysia tại Biển Đông trong thời gian gần đây. (Nguồn: Getty)

Hiện tại, dưới thời chính quyền Muhyiddin Yassin, sự không chắc chắn trong chính trường Malaysia và đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể cản trở mục tiêu mà công hàm của Kuala Lumpur nhắm tới, khiến quan điểm của họ tại Biển Đông trở nên mờ nhạt.

Sự chuyển hướng đối ngoại?

Ngày 29/7, phái đoàn thường trực của Malaysia tại LHQ đã gửi công hàm về quan điểm của họ tại Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (CLCS), trong đó khẳng định rằng các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế.

Theo đó, Malaysia tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo phía Nam thuộc quần đảo Trường Sa, nơi họ kiểm soát 5 thực thể - rạn san hô Ardasier, rạn san hô Erica, bãi cạn Investigator, rạn san hô Mariveles và rạn san hô Swallow.

Trước đó, bất luận các tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, cựu Thủ tướng Najib đã ký kết các thỏa thuận nhiều tỷ USD với Trung Quốc, bao gồm thỏa thuận thu mua trang thiết bị quân sự của Trung Quốc năm 2016 - thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử Malaysia.

Hơn nữa, Malayisa và Trung Quốc đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, nêu bật hợp tác hải quân giữa hai nước. Không giống như ông Najib, người hoan nghênh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh và thúc đẩy quan hệ quân sự hơn nữa, người kế nhiệm ông - cựu Thủ tướng Mahathir - đã tìm cách đàm phán lại về các thỏa thuận với Trung Quốc dưới thời ông Najib. Ông Mahathir cũng nhấn mạnh rằng ông không muốn thấy các tàu chiến xuất hiện tại khu vực Biển Đông tranh chấp và Eo biển Malacca.

Chính trường Malaysia: Bão xa hay dông gần?
Chính trường Malaysia: Bão xa hay dông gần?

Malaysia dường như đã chuyển hướng chính sách đối ngoại từ thời chính phủ ông Najib, vốn theo xu hướng nhân nhượng Trung Quốc, sang chính sách dưới thời chính phủ Mahathir, vốn ủng hộ chính sách đối ngoại “không liên kết”, nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và không quân sự hóa các khu vực hàng hải đang tranh chấp.

Dưới thời chính phủ Liên minh Hy vọng (PH) của Thủ tướng Mahathir, DWP 2020 đầu tiên của Malaysia được công bố, trong đó nêu bật tầm nhìn chiến lược của Malaysia. Đặc biệt, văn bản này xác định các tuyên bố hàng hải của Malaysia tại Biển Đông là quan tâm an ninh hàng đầu của họ.

Theo đó, công hàm của Malaysia thể hiện quan điểm cứng rắn nhất của Malaysia tại Biển Đông trong thời gian gần đây và đặt nó là ưu tiên hàng đầu trong DWP.

Cuộc khủng hoảng chính trị năm 2020 tại Malaysia, sự kiện dẫn tới việc chỉ định Thủ tướng đương nhiệm Muhyiddin Yassin, đã dẫn tới một số bất ổn nhất định trong quan điểm của Malaysia tại Biển Đông.

Tuy nhiên, cuộc gặp của ông Yassin với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa hôm 7/9, trong đó hai bên trao đổi quan điểm về Biển Đông, cho thấy cam kết của chính phủ Yassin trong việc duy trì ưu tiên hàng đầu của Malsaysia theo DWP.

Tuy nhiên, lập trường của chính phủ mới và DWP đầu tiên của Malaysia phù hợp với quan điểm chiến lược của họ ra sao?

Giải mã quan điểm chiến lược

Để hiểu được quan điểm chiến lược của Malaysia đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về bối cảnh nước này, được xác định bởi đặc điểm địa lý và lịch sử. DWP khẳng định rằng Kuala Lumpur là “quốc gia hàng hải có nguồn gốc lục địa”.

Theo đó, vị trí địa lý của họ mang tới cả “cơ hội và thách thức” bởi họ phải đối mặt với 2 “vũ đài” - cụ thể là Ấn Độ Dương tiếp giáp bán đảo Malaysia ở phía Tây; và Tây Thái Bình Dương và Biển Đông tiếp giáp khu vực Sabah và Sarawak ở phía Đông.

DWP cũng chỉ ra rằng lịch sử của Malaysia đã định hình quan điểm chiến lược của họ - với tư cách là một Vương quốc Hồi giáo, thuộc địa của phương Tây trong nhiều thế kỷ và một liên bang độc lập.

Quan điểm của Malaysia nhấn mạnh rằng họ có ý định đương đầu với các vấn đề nhức nhối, như “cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn đầy bất ổn” bị thúc đẩy bởi sự thù địch Mỹ-Trung và “các nước láng giềng Đông Nam Á phức tạp” vốn có các lợi ích an ninh và các vấn đề ảnh hưởng lớn tới Malaysia do khoảng cách địa lý gần.

Tuy nhiên, nội dung trong DWP nhấn mạnh tới việc Malaysia là “quốc gia theo quan điểm trung lập”, đồng nghĩa rằng họ sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng vũ lực bởi họ tự khẳng định mình là nhà nước “yêu chuộng hòa bình”.

Song, khi phải đối mặt với mối đe dọa ngay trước cửa ngõ, DWP khẳng định rằng Malaysia sẵn sàng đối đầu với nó thông qua “biện pháp răn đe đồng tâm hiệp lực”. Theo đó, các mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Malaysia, như tại Biển Đông, sẽ được giải quyết thông qua mạng lưới phòng thủ chung và đáng tin cậy.

Trong vòng 10 năm tới, Malaysia sẽ nỗ lực để hiện đại hóa lực lượng quân đội tương đối yếu kém của họ để bảo vệ các lợi ích tại Biển Đông.

Malaysia đã bày tỏ ý định phối hợp với các nước khác, đặc biệt là Thỏa thuận Phòng thủ 5 cường quốc (FPDA) với Anh, Australia, New Zealand và Singapore về các vấn đề an ninh truyền thống.

FPDA là một thỏa thuận an ninh phi chính thức được thiết lập năm 1971 để hỗ trợ Malaysia và Singapore thông qua các cuộc tham vấn để chống lại Cộng sản và Indonesia.

Tuy nhiên, FPDA không bao hàm các cuộc xâm lược của nước ngoài vào các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Do vậy, Malaysia sẽ phải tự bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông.

Thế "tiến thoái lưỡng nan"

Là một quốc gia theo quan điểm trung lập, Malaysia đang cố gắng chơi ván cờ nhạy cảm, qua việc phối hợp với cả Trung Quốc và Mỹ. Malaysia nhận thức rằng cả hai quốc gia đều hành động dựa trên các lợi ích của họ, điều làm tê liệt tất cả thỏa thuận hợp tác đối với các bên có yêu sách tại Biển Đông.

Tuy nhiên, Malaysia đang tìm cách bắt tay với cả hai quốc gia trong tương lai - với Mỹ là đối tác quân sự “lâu dài” và Trung Quốc là đối tác quân sự “lịch sử”.

Điều quan trọng ở đây đó là Malaysia coi ASEAN là nền tảng trong chính sách đối ngoại của họ, nơi họ được tham gia vào một tổ chức “mạnh mẽ và kiên cường” để phục vụ nền quốc phòng.

Như vậy, mặc dù quan điểm của ông Yassin tại Biển Đông đã được nêu rõ, nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 và phản ứng chính trị tiềm tàng của phe đối lập có thể cản trở ông áp dụng cách tiếp cận đối đầu hoặc thụ động tại Biển Đông trong ngắn hạn.

Thế "tiến thoái lưỡng nan" này khiến công hàm của Malaysia trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, khi DWP vẫn còn hiệu lực, Malaysia sẽ tiến vào hành trình dài đầy thách thức trong thập kỷ tiếp theo của thế giới đầy hỗn loạn này.

Theo Hồng Phúc (Báo Quốc tế)

Trung Quốc muốn Philippines khép lại phán quyết quốc tế về Biển ĐôngTrung Quốc muốn Philippines khép lại phán quyết quốc tế về Biển Đông
Bảo vệ phán quyết Biển Đông, ông Duterte được chuyên gia trong nước ủng hộBảo vệ phán quyết Biển Đông, ông Duterte được chuyên gia trong nước ủng hộ
Ông Biden tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc về Biển ĐôngÔng Biden tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông

baoquocte.vn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc