Dịch tay chân miệng tăng mạnh tại TP HCM

14:41 | 27/09/2018

585 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tính từ đầu năm đến cuối tháng 8, cả nước có hơn 30.000 ca bệnh tay chân miệng ghi nhận tại cả 63 tỉnh thành. Trong số đó hơn nửa bệnh nhân (16.900 ca) là mắc tay chân miệng phải nhập viện, nhất là ở TP HCM.
dich tay chan mieng tang manh tai tp ho chi minhDịch sốt xuất huyết: Cẩn trọng biến chứng phức tạp ở trẻ
dich tay chan mieng tang manh tai tp ho chi minhDịch bệnh tăng cao, bệnh nhi chen chúc nằm ngoài hành lang
dich tay chan mieng tang manh tai tp ho chi minhBệnh nhân có thể chết vì thiếu dinh dưỡng

Theo Trung tâm y tế dự phòng thành phố (TP HCM), từ đầu năm đến nay có 12.282 ca bệnh sốt xuất huyết, 3.195 ca tay chân miệng. Đặc biệt tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhanh, với số mắc tuần qua tăng 45% so với tuần trước đó.

Tại BV Nhi đồng 1 (TP HCM), ngày cao điểm có đến hơn 200 bệnh nhi tay chân miệng điều trị. Trong đó, hơn 50% các xét nghiệm cho thấy trẻ bị nhiễm chủng virus EV71. Đây là chủng gây bệnh tay chân miệng có độc tính cao, lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng. Trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 có thể bị các biến chứng thần kinh, tim mạch, phù phổi, suy hô hấp, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Tại đây hiện đã có 10 ca bệnh tay chân miệng nặng phải thở máy, 5 ca lọc máu và 1 ca tử vong sau 7 giờ nhập viện do quá nặng (ở khu vực Đông Nam bộ chuyển đến). Các ca nhiễm do virus EV 71 chiếm tỉ lệ mắc lớn. Đây là chủng vi rút gây dịch lớn năm 2011.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành phố cho biết: "Bệnh năm nay tăng nhanh và đột biến, hầu như ngày nào cũng có những ca bệnh nặng. Thông thường đây mới là thời điểm đầu mùa dịch, bệnh thường tăng đến cuối năm, kéo dài qua sau Tết".

Bác sĩ Nam khuyến cáo năm nay số ca mắc tay chân miệng tăng cao, nhiều ca diễn tiến nặng nên phụ huynh cần cẩn trọng, không chủ quan, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, nổi các nốt ở tay chân và vùng miệng, ăn uống kém. Đặc biệt cần lưu ý khi trẻ ngủ không yên, chới với, hay giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Đưa trẻ đi khám kịp thời, trẻ bệnh phải uống thuốc theo chỉ định, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên, theo dõi các biến chứng để xử trí kịp thời.

dich tay chan mieng tang manh tai tp ho chi minh
Trẻ mắc tay chân miệng điều trị tại BV Nhi đồng 1, TP HCM

Trẻ bị tay chân miệng sẽ phát tán virus lây cho người xung quanh, nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, tránh tiếp xúc với trẻ bệnh vì rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác. Hiện nay tác nhân EV71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống. Tại lớp trẻ học và tại nhà phải được vệ sinh bằng dung dịch sát trùng ở sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt khác.

Tại miền Bắc, bệnh sởi cũng có dấu hiệu nóng lên. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2018 đến nay khu vực miền Bắc ghi nhận 2.302 ca sốt phát ban nghi sởi và 1.101 ca dương tính với sởi.

Hà Nội là địa phương ghi nhận nhiều nhất số ca mắc sởi, với 613 ca nghi mắc và 383 ca mắc sởi; Lào Cai có 493 ca nghi mắc và 168 ca mắc sởi; Điện Biên có 288 ca nghi mắc và 41 ca mắc sởi; Thanh Hóa có 227 ca nghi mắc và 154 ca mắc sởi; Sơn La có 151 ca nghi mắc và 91 ca mắc sởi; Quảng Ninh có 89 ca nghi mắc và 46 ca mắc sởi.

Theo thống kê của Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), từ đầu năm đến nay tiếp nhận 500 ca mắc sởi và hầu hết số mắc là trẻ chưa được tiêm chủng. Ngoài ra, các ca tay chân miệng cũng nghi nhận rải rác.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, các ca mắc sởi đến 90% là chưa được tiêm phòng. Các ca mắc rơi chủ yếu vào trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyễn Hưng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.