Dệt may - Da giày lo thiếu nguyên phụ liệu

13:22 | 05/05/2022

103 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dệt may - da giày Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lớn khi nhận hàng loạt đơn hàng nhưng lại thiếu nguyên phụ liệu bởi nguồn cung lớn nhất là Trung Quốc đang thực hiện phong tỏa do chính sách "zero Covid".

Làn sóng tái bùng phát dịch ở Trung Quốc đang khiến nhiều ngành sản xuất của nước ta đứng trước nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu. Trước những lo ngại này, giới chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng để có chiến lược phù hợp.

Dệt may - Da giày lo thiếu nguyên phụ liệu
Thách thức lớn với Dệt may Việt Nam là nguồn cung nguyên phụ liệu.

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu quan trọng cho một số ngành công nghiệp của Việt Nam, như điện tử, dệt may, da giày… Tuy nhiên, tắc nghẽn cảng biển thế giới cũng như dịch bệnh tại Trung Quốc khiến các ngành công nghiệp gặp khó do thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu.

Việc thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất do đường đi của hàng hóa từ Trung Quốc và các thị trường khác về Việt Nam bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Với dệt may, dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số doanh nghiệp trong nước đã, đang tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc đáp ứng chưa như kỳ vọng. Trong nước, mới đáp ứng được 10% nhu cầu vải, mặt hàng bông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn hàng nhập khẩu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - chia sẻ, các đối tác phía Trung Quốc đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì Covid-19. Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại.

Trong bối cảnh trên, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước, để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu.

Đối với các hiệp hội doanh nghiệp, cần có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng tác động của việc Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa vì Covid-19. Đồng thời, trước chủ trương của Trung Quốc là "zero Covid", doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng, có chiến lược phù hợp để vừa cầm cự sản xuất, giữ khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng.

Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại.

P.V

Thách thức lớn với Dệt may Việt Nam Thách thức lớn với Dệt may Việt Nam
Dệt may Việt Nam: Thích ứng và dần chủ động Dệt may Việt Nam: Thích ứng và dần chủ động
Nhiều đơn hàng mới, công nghiệp chế biến chế tạo lạc quan trong năm 2022 Nhiều đơn hàng mới, công nghiệp chế biến chế tạo lạc quan trong năm 2022