Đề xuất tích hợp đăng ký hiến tạng trên bằng lái xe, căn cước công dân
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tại Hội thảo khoa học về đăng ký hiến và phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người, tổ chức ngày 6/2.
![]() |
Một ca ghép tạng tại Bênh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh minh hoạ) |
Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, việc tích hợp đăng ký hiến tạng qua bằng lái xe và CCCD sẽ giúp tăng lượng người đăng ký hiến tạng. Đồng thời, việc tích hợp thông tin cũng tạo thuận lợi xác định tâm nguyện người hiến tạng chết não (trong trường hợp tai nạn giao thông hoặc hoàn cảnh khác).
Nếu người trưởng thành đồng ý hiến tặng sẽ được tích hợp thông tin bằng hình ảnh biểu tượng hoặc chữ hiến tạng (hoặc cả hai) trên bằng lái xe hoặc căn cước công dân, tạo hình ảnh nhân văn. "Cách này giúp tăng nguồn hiến tạng mô, tạng từ người chết não; hạn chế tệ nạn mua bán tạng từ người hiến sống", ông Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ.
Để tăng nguồn hiến mô tạng từ nguồn chết não, nhiều ý kiến cũng đề xuất không giới hạn độ tuổi với người hiến chết não, thay vì quy định 18 tuổi như hiện nay.
Cũng tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đến ngày 31/12/2022, cả nước có 63.552 trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não và đã thực hiện ghép được 8 loại bộ phận cơ thể người với hơn 7.000 ca ghép tạng. Trong đó, số người được ghép thận nhiều nhất với hơn 6.000 người, tiếp theo là ghép gan, tim, phổi, thận, tụy, ruột.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhìn nhận nhu cầu ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam là rất lớn. Ước tính có hàng chục nghìn người cần ghép thận, ghép gan; hàng nghìn người cần ghép tim và các mô, bộ phận cơ thể khác. Nhu cầu đang ngày một tăng, trong khi nguồn tạng hiến lại khan hiếm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Nguồn tạng hiến từ người cho sống chiếm hơn 90% tổng số ca ghép tạng nên đã nảy sinh các hành vi mua bán, môi giới mô, bộ phận cơ thể người, hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện thể chế pháp lý để chặn hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp pháp cũng đã nảy sinh các hành vi mua bán, môi giới mô, bộ phận cơ thể người, để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện thể chế pháp lý và các giải pháp tổ chức thực hiện để đồng bộ các biện pháp, góp phần ngăn chặn, phòng, ngừa hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta trong thời gian tới.
"Chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với đăng ký hiến tạng, có thể đăng ký trực tiếp hoặc trực tuyến. Bên cạnh đó cần tiếp tục tăng cường truyền thông để người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến tạng và việc mua bán tạng là phạm pháp. Thực hiện cơ chế quản lý chặt chẽ công khai, minh bạch", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
N.H
![]() |
![]() |
![]() |
-
Thay đổi mẫu Căn cước công dân, người dân không phải làm lại
-
Đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân gắn chip
-
Đại tướng Tô Lâm chỉ rõ lý do cần cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi
-
Từ 20/10: Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như căn cước công dân
-
Tranh luận quanh đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
-
5 thành phố phải hoàn thành cấp căn cước trước 31/8
-
Thay đổi mẫu Căn cước công dân, người dân không phải làm lại
-
Đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân gắn chip
-
Đại tướng Tô Lâm chỉ rõ lý do cần cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi
-
Từ 20/10: Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như căn cước công dân
-
Tranh luận quanh đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
-
5 thành phố phải hoàn thành cấp căn cước trước 31/8
- WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của virus có tỷ lệ tử vong lên tới 88%
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
- Tháo gỡ nhiều nút thắt về trang thiết bị y tế
- Bộ Y tế: Những bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc sẽ được giải quyết
- TS Bùi Sỹ Lợi: Tiền lương, thu nhập của cán bộ y tế rất khó khăn
- WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của virus có tỷ lệ tử vong lên tới 88%
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
- Tháo gỡ nhiều nút thắt về trang thiết bị y tế
- Bộ Y tế: Những bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc sẽ được giải quyết
- TS Bùi Sỹ Lợi: Tiền lương, thu nhập của cán bộ y tế rất khó khăn
- Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở
- Rà soát chế độ phụ cấp đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở trong lực lượng vũ trang
- Đề xuất tích hợp đăng ký hiến tạng trên bằng lái xe, căn cước công dân
- Lễ hội Xuân hồng 2023: “Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc”
- Dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khỏe?
- 6 cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
-
WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của virus có tỷ lệ tử vong lên tới 88%
-
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh
-
Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
-
Tháo gỡ nhiều nút thắt về trang thiết bị y tế
-
Bộ Y tế: Những bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc sẽ được giải quyết

Hà Nội - Hôm nay ăn gì? (Phần 1)
- Tử vi ngày 26/3/2023: Tuổi Mão khai phá tiềm năng, tuổi Hợi vượng vận quý nhân
- Tử vi ngày 26/3/2023 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử thẳng thắn, Bọ Cạp bất an
- Tử vi ngày 25/3/2023: Tuổi Tý dễ bị làm khó, tuổi Ngọ quý nhân nâng đỡ
- Tử vi ngày 25/3/2023 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải khó tính, Ma Kết quyết đoán
- Tử vi ngày 24/3/2023: Tuổi Tỵ đón nhiều tin vui, tuổi Mùi người sẵn sàng giúp
- Tử vi ngày 24/3/2023 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương gặt hái thành công, Xử Nữ tài lộc ổn định
- Tử vi ngày 23/3/2023: Tuổi Sửu tiểu nhân ngáng chân, tuổi Dần tận hưởng thành quả
- Tử vi ngày 23/3/2023 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu học cách lắng nghe, Nhân Mã chú ý sức khỏe