Đê sông Trường Giang vỡ, 9.000 người Trung Quốc buộc phải di tản
![]() |
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc xả nước hôm 29/6 (Ảnh minh họa: AFP) |
Tân Hoa Xã ngày 9/7 đưa tin, đoạn đê dài 50 mét ở sông Trường Giang (tên khác là Dương Tử) tại huyện Bà Dương, Giang Tây, phía đông Trung Quốc đã bị vỡ vào 20h35 ngày 8/7. Vụ vỡ đê đã làm ảnh hưởng tới 1.000 héc-ta đất nông nghiệp ở khu vực trũng phía dưới, theo cơ quan phụ trách quản lý tài nguyên nước địa phương.
Vụ vỡ đê đã khiến hơn 9.000 người dân Trung Quốc phải sơ tán. Theo Tân Hoa Xã, vụ việc xảy ra sau khi khu vực trên hứng chịu mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày.
Hiện chưa có thương vong nào được ghi nhận sau vụ vỡ đê. Hơn 600 người đã được triển khai khẩn cấp tới hiện trường thực hiện nhiệm vụ giải cứu và hỗ trợ.
Đến 1h sáng ngày 9/7, mực nước vẫn đang dâng cao, nhấn chìm toàn bộ đất nông nghiệp của làng Daocao ở khu vực lân cận.
Kể từ tháng trước, mưa với cường độ lớn kéo dài trong nhiều ngày đã khiến nhiều tỉnh, thành phố Trung Quốc đối mặt với tình trạng lũ lụt. Tại một số con sông, nước dâng cao ở mức báo động.
Giới chức Trung Quốc hôm qua tuyên bố rằng đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc là Tam Hiệp vẫn đủ sức ứng phó với đợt lũ thậm chí lớn hơn trên sông Trường Giang.
Theo Tân Hoa Xã, hồ chứa sông Xin'an ở Chiết Giang, dự án kiểm soát lũ lớn nhất tại phía đông Trung Quốc hôm qua đã phải mở toàn bộ 9 cửa xã lũ. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử toàn bộ các cửa xả lũ được mở kể từ khi công trình này hoàn tất vào năm 1959. Lần đầu tiên hồ này phải mở cả 9 cửa là vào năm 1966, khi hồ này được vận hành thử nghiệm.
Theo Dân trí
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Giới lọc dầu Trung Quốc thận trọng trước căng thẳng Iran – Israel
-
Trung Quốc tăng xuất khẩu than do cung vượt cầu
-
Trung Quốc tiến gần đến vai trò cường quốc xuất khẩu năng lượng
-
IEA: Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể đạt đỉnh sớm hơn dự báo
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông
-
[VIDEO] Những đường ống dẫn dầu "trực chiến cao độ" trong xung đột Iran - Israel
-
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?