Để lao động giỏi và sáng tạo trong thời kỳ Công nghiệp 4.0

12:53 | 04/01/2019

627 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dệt May Việt Nam (DMVN) trong hơn 20 năm qua đã tạo đà phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 8-16%/năm, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế và hơn 3 triệu việc làm, đóng góp quan trọng cho an sinh xã hội.  

Trong đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) luôn giữ vững vai trò đầu tàu dẫn dắt toàn ngành, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 36,1 tỷ USD năm 2018, riêng Vinatex cũng đạt KNXK tới 3,05 tỷ USD năm vừa qua, ghi danh Việt Nam trong Top 3 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Để có được sự phát triển mạnh mẽ đó, đội ngũ CBCNV Vinatex đã nỗ lực phấn đấu trên mọi cương vị công tác, tạo nên phong trào thi đua 'Lao động giỏi, lao động sáng tạo', để lại nhiều dấu ấn khác biệt. Thậm chí, “Lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả” đã trở thành thói quen làm việc, thành nét văn hóa riêng của Vinatex.

de lao dong gioi va sang tao trong thoi ky cong nghiep 40

Đặc biệt, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo“, do công đoàn các đơn vị trực thuộc Vinatex phát động đã tạo luồng gió mới cho hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật. Những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên, công đoàn viên của Tập đoàn đã có hàng ngàn sáng kiến, mang lại hiệu quả cao trong ứng dụng thực tế. Chúng tôi luôn xác định, mỗi chi tiết máy, hệ thống điện trên dây chuyền sản xuất đều phải được thực hiện một cách chính xác và an toàn nhất, mang lại hiệu suất lao động cao nhất, để mỗi sản phẩm làm ra bởi đôi bàn tay người thợ dệt, thợ may Việt Nam tỏa đi khắp năm châu, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân toàn thế giới.

Sáng tạo, cải tiến là thói quen

Trong bất cứ nhà máy, xưởng sản xuất dệt may nào, cũng đều có khẩu hiệu về cải tiến, sáng tạo, những công cụ máy móc được chính người lao động cải tiến, cho năng suất cao hơn, những bảng ghi danh người lao động được biểu dương về thành tích cải tiến kỹ thuật.

Như vậy, sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất, cải tiến công cụ, máy móc tạo năng suất lao động cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn, đã trở thành một nét văn hóa trong các đơn vị của Ngành DMVN. Khi người lao động yêu công việc của mình, thì từng ngày đi làm lại là một thách thức mới, sao cho hiệu quả công việc được nâng lên không ngừng.

Khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã trở thành xu hướng trong sản xuất của nhiều ngành công nghiệp, thì ngành dệt may cũng không là ngoại lệ. Vấn đề là lộ trình hội nhập xu hướng như thế nào phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp, cũng như định hướng của lãnh đạo Ngành.

de lao dong gioi va sang tao trong thoi ky cong nghiep 40

Câu hỏi đặt ra với mỗi người công nhân, người lao động tại vị trí nhất định của mình trong nhà máy, xí nghiệp, là mình có thể làm được gì ngay bây giờ để đóng góp vào quá trình tích lũy đủ trí tuệ, nguồn vốn tri thức, cũng như tích lũy tư bản, đủ để có thể tham gia sớm vào xu hướng 4.0?

Câu trả lời đó là lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật hàng ngày, để gia tăng năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Tại các đơn vị trong ngành dệt may, nhất là thành viên trong Tập đoàn DMVN, thì lao động sáng tạo là một phong trào khá quen thuộc nhiều năm nay, thậm chí đã trở thành thói quen tốt trong ý thức của người lao động. Các cuộc thi tay nghề, thi cải tiến máy móc được tổ chức thường xuyên, hàng quý, hàng tháng. Những cá nhân, đội, nhóm đạt thành tích cao trong lao động sáng tạo, làm lợi lớn cho doanh nghiệp được tuyên dương và thưởng kịp thời. Nhiều doanh nghiệp còn áp dụng chế độ thưởng nóng trên chuyền theo ngay, thưởng theo tuần, theo tháng, khi người lao động có sáng kiến xuất sắc, hoặc sáng kiến được áp dụng ngay, cho hiệu quả tức thì. Chế độ thưởng nóng có tác dụng khích lệ NLĐ càng thi đua làm việc hiệu quả, đầu tư suy nghĩ để cải tiến công việc.

Những cải tiến “cữ, gá, lắp”, cải tiến tổ chức, sắp xếp trong chuyền may được xem như những cải tiến thuộc loại “kinh điển” của NLĐ trong ngành may nước ta. Tuy nhiên, trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường quốc tế, thì sự lao động sáng tạo của CBCNV Dệt May Việt Nam không chỉ dừng lại ở những cải tiến “cữ, gá, lắp”, cải tiến tổ chức, sắp xếp trong chuyền, mà cần giàu chất xám hơn nữa. Khi các doanh nghiệp chưa đủ nguồn vốn để đầu tư những thiết bị hiện đại nhất, thì những kỹ thuật viên cần động não tích cực hơn, huy động chất xám nhiều hơn để có thể làm chủ được máy móc tân tiến, cải tiến nó đem lại hiệu quả kết nối linh hoạt, kết nối thông tin để cả hệ thống vận hành hiệu quả hơn, tốn ít nhân lực hơn.

Áp dụng dần tự động hóa

Dệt may thực sự là môi trường để sức sáng tạo được thi triển trong công việc. Trong đó phong trào lao động sáng tạo không chỉ ở trong các chuyền may, nhà máy sợi, dệt, mà còn trong cả khối văn phòng, thậm chí là các ban lãnh đạo. Trong thời kỳ Công nghiệp 4.0, lao động sáng tạo không chỉ là một phong trào trong công nhân lao động của Ngành DMVN, mà còn của cấp lãnh đạo Vinatex. Lao động sáng tạo phải liên tục như hơi thở hàng ngày, và bản thân các cán bộ lãnh đạo trong Tập đoàn cũng cần gương mẫu sáng tạo trong công việc, để tạo nên môi trường lao động sáng tạo năng động vào bậc nhất, điều đó mới có thể giúp chúng ta phát triển bền vững, cạnh tranh mạnh mẽ.

Đơn cử, sự kiện “Ngày hội Lao động sáng tạo (LĐST) năm 2018” do Công đoàn (CĐ) Dệt May VN tổ chức tháng 3/2018 đã có sức lan tỏa rộng rãi. Trong đó, 28 cá nhân thuộc hệ thống CĐ Dệt May VN được Tổng LĐLĐVN trao bằng LĐST năm 2017. Sau một năm thực hiện kế hoạch Lao động sáng tạo của CĐ Dệt May VN, trong toàn hệ thống các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đã có trên 1.083 đề tài, giải pháp được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và làm lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp gần 70 tỉ đồng.

Trong phong trào “Lao động sáng tạo” nói chung và sự kiện “Ngày hội Lao động sáng tạo năm 2018” nói riêng của Vinatex, hầu hết các sáng kiến, cải tiến thuộc nhóm sợi-dệt-nhuộm, và nhóm May cùng các giải pháp quản trị-thị trường. Trong sự kiện “Ngày hội Lao động sáng tạo năm 2018” có 20 giải pháp, sáng kiến lọt vào Vòng chung khảo thì 13 giải pháp liên quan đến công nghệ may, và quản trị thương mại, 7 đề tài và giải pháp về sợi-dệt-nhuộm. Chất lượng và tính thực tiễn của các sáng kiến, giải pháp mà các đơn vị, cá nhân gửi về dự thi là rất cao. Có những giải pháp mới được áp dụng tại đơn vị chưa đầy 1 năm nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiệm tới 7 tỷ đồng. Có đề tài với giá trị làm lợi về tiền chưa cao, nhưng giá trị về mặt môi trường, tiết kiệm lao động, nguyên, nhiên liệu lại rất lớn. Trong các giải pháp, sáng tạo có tỷ lệ chiếm 60% là hướng đến công nghệ 4.0 – một xu hướng chung của toàn thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may. Dần dần, các công đoạn SX của từng đơn vị sẽ dùng máy móc thay thế con người, việc chúng ta cho NLĐ làm quen tự động hóa trong đơn vị mình làm việc là rất cần thiết.

Ngoài việc tổ chức các phong trào thi đua thúc đẩy người lao động làm việc giỏi và có nhiều sáng tạo, Vinatex còn có chiến lược đầu tư theo lộ trình máy móc tự động hóa, để tăng năng suất và giảm sức ép về nhân công lao động. Do cách mạng công nghiệp 4.0 đến với Việt Nam theo lộ trình, nên hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng thiết bị tự động hóa một phần, tùy theo năng lực đầu tự. Đơn cử, công ty may XK Ninh Bình mới đầu tư máy trải vải tự động, đã giúp tăng năng suất và giảm 30% lượng nhân công lao động. Công ty May Đông Bình đầu tư chuyền treo tự động cũng tăng năng suất tới 22%. Tổng Công ty May 10 đầu tư mạnh vào máy cắt tự động, cho năng suất tăng lên tới hơn 30%.

Những năm gần đây, xuất khẩu DMVN liên tục tăng ở mức 3 tỷ USD/năm. Để đạt mức tăng trưởng ấn tượng này, thì một nửa trong số đó dựa vào sự đầu tư mới các nhà máy sản xuất. Nhưng với phương thức đầu tư vào công nghệ hiện đại, thì Vinatex không cần mở thêm nhà máy mới, vẫn sử dụng lượng nhân công như cũ mà vẫn tăng trưởng nhờ tăng năng suất. DMVN đang ở vị thế tốt trên thị trường với lượng khách hàng truyền thống ổn định. Trong thời điểm này, việc chuyển đổi công nghệ hiện đại theo lộ trình là phương thức đúng đắn để Vinatex giữ được đơn hàng và việc làm đủ cho người lao động, không phải giảm bớt nhân công. Trong cả ba lĩnh vực: Sợi – Dệt – May đều phải tiết giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều cốt yếu mà ngành DMVN phải tập trung thực hiện bằng được là tiết giảm chi phí lao động/đơn vị sản phẩm. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng 10%/năm trong thời gian qua, thì mỗi năm ngành DMVN cần thêm 200.000 người lao động mới. Tuy nhiên, khi Ngành có thể tập trung vào đầu tư thiết bị công nghệ cao, thì vẫn có thể tăng trưởng ở mức 10%, mà chỉ cần tuyển thêm 100.000 người lao động/năm. Hơn thế, khi Ngành áp dụng công nghệ quản lý kết nối tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, thì còn giảm được chi phí tồn kho. Đơn cử, bên May có thể biết thông tin bên Dệt đang sản xuất hàng gì, có thể phù hợp thì đăng ký ngay để sau khi dệt, hàng sẽ được chuyển ngay tới bên may, tiết kiệm thời gian lưu kho cho bên Dệt và giảm thời gian giao hàng cho bên May. Sự kết nối thông tin như vậy khiến các bên có thể sử dụng sản phẩm của nhau trong chuỗi sản xuất nhanh nhất, tối ưu hóa thời gian di chuyển hàng, giảm chi phí chung trong cả quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có thể đào tạo và phát triển năng lực người lao động theo hướng vận hành được trong cả hệ thống chuỗi của mình.

de lao dong gioi va sang tao trong thoi ky cong nghiep 40Dệt may Việt Nam nay đã khác
de lao dong gioi va sang tao trong thoi ky cong nghiep 40Chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Vinatex về SCIC
de lao dong gioi va sang tao trong thoi ky cong nghiep 40Da giày, dệt may “toát mồ hôi” với bài toán nguyên liệu và ô nhiễm

Việt Châu