Đáng kinh ngạc nền kinh tế Nga!
Tổng thống Nga Putin. Ảnh TASS |
Đây là câu hỏi đang ám ảnh các chuyên gia phương Tây. Sau khi áp dụng các lệnh trường phạt khắc nghiệt nhất đối với một quốc gia rộng lớn như Nga, đa số các nhà hoạch định chính sách và kinh tế dự đoán Nga sẽ sụp đổ tài chính nhanh chóng. Tiếp theo đó là sự hỗn loạn của ngành công nghiệp và cuối cùng là cái chết chậm rãi và không thể tránh khỏi của ngành năng lượng Nga, nguồn cung cấp doanh thu xuất khẩu và doanh thu thuế cho Nga.
Nhưng những dữ báo trên không hề xảy ra. Tăng trưởng của nước này đã tăng 3,6% năm 2023. Trong năm nay, nó sẽ duy trì ở mức 3,6% theo dự đoán của IMF trong năm nay. Phần lớn các chỉ số khác đang vẫn ở trạng thái tốt: thâm hụt ngân sách được không chế, thất nghiệp vẫn ở mức thấp, tiền lương tăng mạnh. Ngay cả lạm phát cũng sắp làm chủ được. Để có được những thành tựu trên, nước Nga dựa vào điều gì?
Vai trò quyết định của Ngân hàng Trung ương
Nhờ hành động mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương do thống đốc Elvira Nabiullina lãnh đạo với một bàn tay sắt. Bà đã muốn từ chức sau cuộc chiến Ukraine. Theo đề nghị của ông Vladimir Putin, vị thống đốc đáng kính này vẫn đảm nhiệm chức vụ để biến mình thành người bảo vệ thận trọng cho đồng rúp và cân bằng tài chính. Bà đã thành công năng chặn đồng rúp sụt giá và kiềm chế sự tăng vọt của giá cả bằng cách tăng lãi suất lên mức kỷ lục 16%. Chính sách cứng rắn của bà Elvira Nabiullina có lẽ là hàng rào đầu tiên chống lại sự sụp đổ tài chính của Nga.
Sự giúp đỡ của Trung Quốc
Rất nhanh chóng một nhà tài trợ mới xuất hiện: Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, mua rất nhiều dầu của Nga. Trung Quốc xuất khẩu ô tô, điện thoại thay thế thương hiệu phương Tây. Trung Quốc cũng cung cấp phụ tùng và hỗ trợ sửa chữa hoặc các nhà máy đổ nát ở Nga. Trung Quốc cũng là nơi vận chuyển kín đáo các mặt hàng của phương Tây mà Nga không thể thiếu. Bắc Kinh chưa bao giờ phủ nhận “tình bạn không giới hạn” với Nga được tuyên bố vào năm 2022, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin, vài tuần trước cuộc chiến Ukraine. Việc duy trì mối quan hệ này là rất quan trọng với Nga.
Chiến tranh, yếu tố thứ ba của sự phục hồi
Sự thật về cơ bản chi tiêu quân sự đã thúc đẩy sự tăng trưởng phi thường của kinh tế Nga. Và sự kiện tăng giá dầu xảy ra vào năm 2022, do xung đột, đã làm đầy kho bạc nhà nước. Giáo sư Renaud foucart giải thích vì chiến tranh mà nước Nga đã bỏ bê việc phát triển các lĩnh vực của tương lai có khả năng chuyển đổi nền kinh tế thu nhập của mình thành nền kinh tế đa dạng. Đây là những giới hạn về cường độ phục hồi của Nga, dù có phi thường như thế nào đi nữa.
Bầu cử Tổng thống Nga: Liệu có bất ngờ không? |
Ông Putin đưa ra lời kêu gọi bầu cử tới người dân Nga |
Nga không hài lòng về việc Hội đồng Bảo an làm ngơ trong vụ phá hoại Nord Stream |
Nh.Thạch
AFP