Đài Loan có thể phát triển điện hạt nhân được hay không?
Tại Đài Loan, một cuộc trưng cầu dân ý đang làm sống lại cuộc tranh luận về điện hạt nhân |
Những thách thức về năng lượng
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, Đài Loan phải đối mặt với việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Trong khi đó, tại Đài Loan, năng lượng hạt nhân đã tồn tại từ lâu, nhưng vì những lý do lịch sử và chính trị, đây luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Dù vậy, tuy Đài Loan có thể sẽ không có ngay một dự án hạt nhân quy mô lớn trên đảo, điện hạt nhân vẫn có thể là một giải pháp cho vùng lãnh thổ này.
Tuy nhiên, những nhà máy hiện có của Đài Loan lại chứa đựng tiềm năng mạnh mẽ và lâu dài. Lò phản ứng module nhỏ (SMR) có thể là một giải pháp tương lai cho an ninh năng lượng của Đài Loan. Nếu lãnh thổ này phải đối mặt với rủi ro phát sinh từ tình trạng thiếu hụt năng lượng, chính quyền có thể sẽ yêu cầu khởi động lại những lò phản ứng hạt nhân.
Đài Loan có một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ. Vào năm 2021, tăng trưởng kinh tế đạt 6%, giúp lãnh thổ này đứng trong nhóm 20 quốc gia đi đầu về GDP trên toàn thế giới. Hơn nữa, Đài Loan là một nền kinh tế sản xuất với định hướng xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn. Những ngành sản xuất này chiếm 30% GDP của Đài Loan, và tiêu thụ phần lớn năng lượng sẵn có trong nước.
Theo Cục Năng lượng Đài Loan, sản xuất công nghiệp chiếm 56% tổng lượng điện tiêu thụ của Đài Loan. Riêng sản xuất sản phẩm điện tử đã chiếm tận 37%. Như vậy, Đài Loan sẽ phải đối mặt với những hạn chế về năng lượng - yếu tố gây tổn hại đến ngành công nghiệp của họ.
Trước hết, quy mô là một yếu tố hạn chế khả năng phát triển năng lượng của Đài Loan. Như các nhà nghiên cứu Sih Ting Jhou và Huei-Chu Liao đã chỉ ra vào năm 2013: “Đài Loan hầu như không tự sản xuất năng lượng. Họ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng gần 98% nhu cầu tiêu thụ của mình”.
Đài Loan cũng đã kịp thời nhập khẩu khí đốt.
Tình huống tương phản
Nhưng Đài Loan chỉ duy trì được trữ lượng khí đốt trong vòng 2 tuần. Do đó, việc Trung Quốc phong tỏa vì Covid-19 có thể làm suy yếu nguồn cung năng lượng của hòn đảo này, vì Đài Loan sử dụng chủ yếu nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, còn chính quyền hòn đảo này thì muốn rời bỏ năng lượng hạt nhân.
Cụ thể, than sản xuất 45% sản lượng điện toàn quốc, khí tự nhiên sản xuất 37%, năng lượng hạt nhân thì chiếm 10%, và năng lượng tái tạo hoàn thành bức tranh với con số 6%.
Vào năm 2017, bà Thái Anh Văn - người đứng đầu Đài Loan, đã đề xuất tăng tỷ lệ khí đốt tự nhiên lên 50% trong cơ cấu điện năng, từ nay cho đến năm 2025. Bà cũng muốn đẩy nhanh sự phát triển của năng lượng tái tạo, với mục tiêu là đạt được 20 GW công suất năng lượng mặt trời và 5 GW điện gió ngoài khơi.
Tuy nhiều dự án năng lượng tái tạo đã được phát triển ở Đài Loan, chẳng hạn như dự án năng lượng mặt trời Lightsource BP, nhưng hòn đảo này vẫn phải đối mặt với tình trạng bị cắt điện. Sự kiện này đã từng xảy ra vào tháng 5/2021, cũng như vào tháng 3/2022, khiến năng suất ngành công nghiệp bị giảm. Ngoài ra, Đài Loan phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Điều này có thể gây ra vấn đề nếu Trung Quốc thực hiện phong tỏa.
Trước tình hình nhu cầu điện năng và hạn chế mà hòn đảo đang phải đối mặt, năng lượng hạt nhân là một ứng cử viên đáng tin cậy cho Đài Loan. Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn lại lên kế hoạch ngừng hoạt động 3 nhà máy hạt nhân từ nay cho đến năm 2025. Mặt khác, Đài Loan vẫn chưa đưa ra quyết định cho số phận của nhà máy thứ 4, tên Lungmen.
Tiềm năng của điện hạt nhân
Đài Loan xây dựng những nhà máy điện hạt nhân này từ thời Tưởng Giới Thạch, nhằm đáp ứng chủ yếu mục tiêu đảm bảo sự tăng trưởng của đất nước bằng cách tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ đương thời. Bên cạnh đó, một vài nhà hoạt động đã liên hệ chủ nghĩa độc tài của Tưởng Giới Thạch với những nhà máy điện hạt nhân này.
Đất nước có sự chia rẽ về mặt chính trị. Một bên là những người ủng hộ năng lượng hạt nhân và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Bên còn lại là những người ủng hộ bà Thái Anh Văn và đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - những người phản đối năng lượng hạt nhân. Sự đối lập chính trị này đã chia rẽ quan điểm của Đài Loan về năng lượng hạt nhân, gây tổn hại đến việc duy trì hoạt động của những nhà máy điện hạt nhân.
Ngày nay, Đài Loan có 3 nhà máy điện hạt nhân đang còn hoạt động: Jinshan, Kuosheng và Maanshan. Mỗi nhà máy có 2 lò phản ứng nước sôi (BWR) với công suất tương ứng là 1.208 MW, 1.970 MW và 1.102 MW.
Hiện tại, 2 tổ máy của nhà máy Jinshan đã ngừng hoạt động. Đây cũng là trường hợp của một trong những lò phản ứng tại nhà máy điện Kuosheng. Dù vậy, Đài Loan vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của tất cả những lò phản ứng trong nước, kể cả những lò đã ngừng hoạt động.
Theo giới chuyên gia, bối cảnh chính trị của đất nước đã ngăn cản công việc tháo dỡ những nhà máy này. Thật vậy, vì Đài Loan không có cơ sở lưu trữ năng lượng, không có nơi nào trong số 3 nhà máy trên bị đóng cửa hoàn toàn, nhằm đảm bảo an toàn trong việc quản lý phần nhiên liệu đã qua sử dụng.
SMR và tầm nhìn mới
Đài Loan sắp hoàn thành nhà máy thứ 4 với công suất 2.700 MW. Thế nhưng, nhà máy sẽ không đi vào hoạt động. Vào năm 2021, chính quyền Đài Loan đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vấn đề vận hành lò phản ứng này và thu về kết quả tiêu cực.
Bằng cách kích hoạt lại những lò phản ứng cũ và hoàn thiện nhà máy cuối cùng, công suất năng lượng hạt nhân của Đài Loan có thể đạt mức 7,78 GW, tức khoảng 20% nhu cầu tiêu thụ trong năm 2022. Như vậy, Đài Loan có thể sẽ không thành lập thêm một dự án hạt nhân quy mô lớn trong những năm tới.
Tuy nhiên, lãnh đạo của các doanh nghiệp đang ngày càng để mắt đến những lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR). Các nhà sản xuất lớn của Đài Loan muốn tìm cách đảm bảo nguồn năng lượng của riêng họ, đồng thời né tránh nguy cơ mất điện và áp lực chính trị.
Ngoài ra, nhờ có tính năng an toàn thụ động, những SMR này có thể là cơ hội cho Đài Loan thuyết phục người dân về tiềm năng của năng lượng hạt nhân. Hơn nữa, Bộ Kinh tế cho biết, họ không muốn loại trừ SMR và hạt nhân khỏi lộ trình năng lượng tiềm năng cho tương lai.
Có vẻ như, năng lượng hạt nhân là một điều rất cần thiết, nếu Đài Loan muốn giảm phụ thuộc vào khí đốt và giảm thiểu áp lực mà Trung Quốc có thể gây ra đối với nền an ninh năng lượng của vùng lãnh thổ này. Nhìn chung, SMR sẽ giúp Đài Loan đáp ứng được nhu cầu về điện hạt nhân, đồng thời giúp tránh được những bất đồng về chính trị.
Thêm dự án hạt nhân tỷ đô với Trung Quốc |
Rosatom thâu tóm lĩnh vực hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ? |
Nhà máy điện hạt nhân gây tranh cãi của Anh nhận phán quyết |
Ngọc Duyên
AFP
-
Trung Quốc lần đầu tăng “rót tiền” cho châu Phi sau 7 năm
-
Du lịch "bùng nổ", hàng không Nhật Bản thiếu phi công nghiêm trọng
-
Canada áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc
-
"Ông lớn" năng lượng Na Uy dừng đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
-
Căng thẳng thương mại gia tăng, Trung Quốc "nhắm" vào ngành sữa của EU