Đại hội đồng LHQ kêu gọi Israel rời Cao nguyên Golan
![]() |
Lực lượng Hezbollah tại cao nguyên Golan |
Cơ quan này nói rằng, sự hiện diện của Israel trong khu vực tranh chấp kể trên là một trở ngại cho hòa bình.
Vượt qua cuộc bỏ phiếu với 91 phiếu thuận, 65 phiếu chống và 9 phiếu trắng, nghị quyết trên kêu gọi Israel rời khỏi Golan sau hơn 50 năm chiếm đóng, đồng thời khẳng định các quốc gia không thể giành lãnh thổ bằng cách xâm chiếm - một nguyên tắc cốt lõi của luật pháp quốc tế.
Theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, việc tiếp tục chiếm đóng Golan của Israel và tiến hành sáp nhập cao nguyên này đã tạo ra một trở ngại trong việc đạt được một nền hòa bình công bằng, toàn diện và lâu dài trong khu vực. Nghị quyết cũng yêu cầu Israel rút khỏi Golan của Syria.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công nhận chủ quyền của Israel đối với Golan, đảo ngược các chính sách lâu đời của Mỹ và mâu thuẫn với một số nghị quyết trước đây của Liên Hợp Quốc trong việc lên án sự hiện diện của Israel trên lãnh thổ này.
Ngoài nghị quyết về Golan, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng thông qua 4 nghị quyết khác liên quan tới Israel, trong đó thúc giục "tôn trọng, bảo tồn các vùng đất Palestine bị chiếm đóng, bao gồm Bờ Tây và Đông Jerusalem, đồng thời tái khẳng định sự bất hợp pháp của các hành động định cư của Israel”.
Không giống như những nghị quyết được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vốn có tính ràng buộc về pháp lý, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không có quyền thực thi các biện pháp của mình, khiến việc áp dụng những biện pháp mới thông qua trên chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn có thể nhấn mạnh sự phản đối ngày càng tăng của quốc tế đối với dự án định cư và chiếm đóng dài hàng thập kỷ của Israel.
Bình An
AMN
-
Cần cơ chế hậu kiểm đủ mạnh để phát triển bền vững kinh tế tư nhân
-
[VIDEO] Đưa Nghệ An trở thành cực tăng trưởng của cả nước
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng phòng học STEM cho Trường THPT Kim Liên, Nghệ An
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững