Đại biểu nghi ngờ có việc lợi dụng chính sách đánh bắt xa bờ để trục lợi
Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu nhiều vấn đề mà các cử tri, nhân dân quan tâm. Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) chất vấn: Thời gian qua, đội tàu công suất lớn đã phát triển nhưng vẫn có nhiều tàu dừng hoạt động, không duy tu, dẫn đến nợ xấu, chưa kể đến việc lợi dụng chính sách để trục lợi?
![]() |
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Nghị định 67 ban hành năm 2014 trong bối cảnh cần hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích ngư dân vươn xa vừa phát triển kinh tế vừa duy trì an ninh biển. Đến nay, đã phát triển được 1.030 phương tiện công suất lớn trên 80 mã lực, trong đó có 358 chiếc tàu sắt là loại hình đóng mới. Hiện nay, còn 55 "tàu 67" nằm bờ không ra khơi được, nguyên nhân do đánh bắt không hiệu quả, thứ 2, có 2 chủ tàu qua đời. Ngoài ra, có một số chủ tàu muốn chuyển đổi. Trước tình hình đó, chúng ta cần xác định tiềm năng ngư trường không đủ, duy trì lãi suất ngân hàng trong 11 năm cũng không phù hợp, nên phải thay đổi.
Từ 2018 đến nay, chúng ta đã chuyển đổi sang loại hình hỗ trợ người dân đủ điều kiện khai thác để đóng tàu. Thủ tướng cũng chỉ đạo 28 tỉnh tổng kết Chương trình 67, từ đó đưa ra các chính sách, phương pháp mới thay thế những gì không phù hợp.
Chất vấn sâu hơn về vấn đề "tàu 67", đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) tranh luận: "Trong câu hỏi của tôi có việc lợi dụng chính sách đánh bắt xa bờ để trục lợi, có một số ngư dân tháo phá kẹp chì của định vị, mang một số định vị ra khu vực tàu hậu cần có hỗ trợ dầu để lấy hỗ trợ của Nhà nước. Đại biểu nghi ngờ có tình trạng móc nối giữa ngư dân chức năng và cơ quan nhà nước để rút tiền hỗ trợ. Vậy thời gian tới, Bộ NN&PTNT có giải pháp gì để chấn chỉnh vấn đề này?".
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận phát hiện của đại biểu, nhất là việc trục lợi chính sách mà cụ thể là Nghị định 67. Bộ NN&PTNT sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại. Còn đối với các giải pháp về quản lý, cần phải quản chặt thiết bị định vị. Nếu phát hiện sai phạm thì không cấp phép cho các tàu ra khơi nữa. Bên cạnh đó, nếu phát hiện chi cục thủy sản nào móc nối với ngư dân để rút tiền ngân sách hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm khắc.
Bổ sung cho phần trả lời của bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết: Đối với việc triển khai Nghị định 67, sau khi làm việc với các địa phương, chúng tôi đã tiếp tục báo cáo Thủ tướng để triển khai. Và trong thẩm quyền của mình, chúng tôi đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nhiều nông dân vay vốn, thực hiện cơ chế hỗ trợ để chuyển đổi chủ tàu. Cuối tháng 10, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức lại sản xuất hiệu quả bền vững hơn và kiến nghị UBND các tỉnh, thành tập trung phối hợp với ngân hàng để rà soát các trường hợp. Những trường hợp bất khả kháng thì cơ cấu lại nợ, còn đối với các trường hợp chây ỳ, thì sẽ kiên quyết thu hồi nợ. Với các giải pháp này, Bộ NN&PTNT, các địa phương và ngân hàng cùng phải vào cuộc để giải quyết tốt hơn.
M.L
![]() |
![]() |
![]() |
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch